Chủ Nhật, 28 tháng 5, 2017

Nét đẹp trong trang phục phụ nữ Mông Trắng ở Quang Trung (Hòa An)



Xã Quang Trung (Hòa An), dân tộc Mông chiếm hơn 60% dân số với gần 100% thuộc ngành Mông Đấư (Mông Trắng). Người Mông Trắng nơi đây có nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, nổi bật là trang phục truyền thống của phụ nữ luôn được lưu giữ, phát huy.
    Phụ nữ dân tộc Mông Trắng tại xã Quang Trung (Hoà An) luôn giữ gìn nét đẹp trang phục truyền thống.
    Theo bà Hoàng Thị Sảy, dân tộc Mông Trắng, xóm Đông Sằng, xã Quang Trung, một bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Mông Trắng, gồm: khăn, áo, váy, tạp dề che váy, thắt lưng, xà cạp. Áo ngắn chỉ đến vùng thắt lưng. Nền là vải đen có may thêm những miếng vải hoa hoặc màu ở tay thành vòng. Hai thân áo đằng trước được thu lại ở vùng rốn, ngoài cuốn thắt lưng vải gọi là “xế”. Nẹp áo từ hai vai chạy dọc xuống chữ “V” gọi là “đìa xả”, rộng khoảng 2 cm được thêu thùa tỉ mỉ với các hoa văn, họa tiết đẹp mắt. Đằng sau vai có vuông vải gọi là “đe xả” được thêu công phu hoặc ghép bằng cách cắt nhỏ những mảnh vải với nhiều màu rồi khâu lại thành những vòng chữ “U” đều đặn trên “đe xả”.
    Váy (tiếng Mông gọi là “tia”) là mảnh vải rộng màu trắng (chính là dấu hiệu phân biệt giữa ngành Mông Trắng với ngành Mông khác) đủ che từ bụng xuống đến lưng bắp chân. Mảnh vải được khâu thành nhiều nếp đều đặn vào cạp váy (dài vừa đủ vòng bụng), hai đầu có dải buộc. Khi váy giặt đem phơi sẽ mở xòe ra như quạt giấy. Sau khi mặc váy, người Mông Trắng buộc thêm 2 tạp dề (gọi là teblier) buông từ eo bụng xuống đằng trước và sau, ngắn hơn váy, khi bước váy đung đưa nhịp nhàng như múa. Khăn ô vuông nhỏ, mỗi ô khoảng 1 mm. Lúc còn sống, phụ nữ Mông có thể đội khăn nào cũng được, nhưng khi chết phải đội đúng khăn của ngành Mông mình. Một đầu khăn phải cuốn từ 4 - 5 sải tay mới đủ. Khi đội, gấp đôi theo chiều rộng, phần mép được gấp giấu vào phía trong, lúc này vành khăn chỉ còn rộng chừng 6 cm, sau đó cuộn xung quanh đầu. Xà cạp (gọi là “xông”), thường là miếng vải đen dài chừng 1 sải tay gấp lại dùng để cuốn quanh bắp chân, hai đầu miếng vải có hai dây buộc thêu hoa văn sặc sỡ.
    Bà Hoàng Thị Sảy, xóm Đông Sằng, xã Quang Trung (Hoà An) vẫn mặc trang phục truyền thống trong sinh hoạt hằng ngày.
    Ngay từ nhỏ khi đôi tay bắt đầu biết làm việc cũng là lúc các cô gái người Mông Trắng được bà, mẹ dạy thêu dệt. Học thêu có thể chỉ mất vài tháng nhưng để thêu được những mảnh thổ cẩm đẹp thì có thể mất cả đời, vậy nên, dù cả ngày vất vả trên nương nhưng khi có thời gian rảnh rỗi, những người phụ nữ lại miệt mài thêu thùa. Trong ngày con gái lấy chồng, dưới đáy hòm đồ tư trang của con gái, người mẹ cho vào bộ váy áo lanh do mẹ tự may. Như vậy, mới thấy người Mông Trắng ở Quang Trung gìn giữ, bảo tồn và cẩn trọng với bộ trang phục truyền thống như thế nào. 
    Hiện nay, người Mông Trắng ở Quang Trung vẫn sử dụng trang phục truyền thống, nhưng chỉ mặc chủ yếu trong các dịp lễ, Tết hay gia đình có việc, còn trong sinh hoạt hằng ngày chỉ còn những phụ nữ cao tuổi sử dụng. Nghề trồng lanh dệt vải không còn nhiều gia đình duy trì vì có rất nhiều loại vải may sẵn cũng gần giống như loại vải họ dệt, giá thành rẻ. Tuy vậy, với các hoa văn, họa tiết trên váy, áo..., người phụ nữ vẫn tự thực hiện hoàn toàn thủ công bằng đôi tay cần cù, khéo léo và kỹ thuật ghép vải độc đáo. Nên dù cùng là một bộ trang phục truyền thống nhưng sẽ có những nét khác nhau trong cách phối màu, kỹ thuật thêu... trang nhã, màu sắc hài hòa. Giá trị một bộ trang phục khoảng 2 - 4 triệu đồng; đối với những trang phục được may cắt thủ công cầu kỳ dùng để đi hội hoặc làm của hồi môn có giá trị từ vài triệu cho tới vài chục triệu đồng. 
    Mỗi bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Mông Trắng ở Quang Trung chính là một tác phẩm nghệ thuật bởi sự cầu kỳ, công phu, tỉ mỉ trong từng hoa văn không chỉ đơn thuần thể hiện sự tinh tế, khiếu thẩm mỹ mà còn là nét tâm linh truyền thống của dân tộc Mông có từ xa xưa.
                                                                                                                  Nguồn Báo Cao Bằng

    Thứ Tư, 24 tháng 5, 2017

    Kỳ 1. Lịch sử hình thành Tổ chức khủng bố Việt Tân

      LTS: Như lời cuối tại bài viết “Cần nghiêm trị hành vi của các đối tượng phản động” (http://caobangdiembao.blogspot.com/2017/05/can-nghiem-tri-hanh-vi-cua-cac-oi-tuong.html) đã được ban biên tập chúng tôi đăng trước đó, số tiếp này chúng tôi xin gửi đến quý bạn đọc bài viết dài kỳ về Tổ chức khủng bố Việt Tân, nhằm giúp bạn đọc hiểu hơn về hành vi của các đối tượng cũng như hoạt động chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam của Việt Tân…
    Tổ chức khủng bố “Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng”, hay còn gọi  là “Việt Tân”, với lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng, đây là một tổ chức khủng bố xuyên quốc gia do cựu phó đề đốc ngụy Sài Gòn Hoàng Cơ Minh thành lập và huấn luyện, dưới sự tài trợ của chính phủ Hoa Kỳ trong thời Chiến tranh lạnh và trong thời gian Việt-Mỹ chưa bình thường hóa quan hệ.
    Hoàng Cơ Minh đang tuyên truyền cho các đối tượng trong Tổ chức khủng bố Việt Tân
      Trong những năm 1980, dưới tên gọi “Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam” hoặc còn được gọi là “Mặt trận Hoàng Cơ Minh”, tổ chức khủng bố Việt Tân đã nhiều lần đem các loại súng đạn, chất nổ, lựu đạn, mìn, tiền giả, ma túy vào Việt Nam để phá hoại xã hội, khủng bố người dân và khủng bố chính quyền. Sau khi Mỹ chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam (11/7/1995), đồng thời manh nha có ý tưởng “chống khủng bố” và sử dụng chiêu bài này để bành trướng quốc tế, xác định “kẻ thù chính của nước Mỹ chính là chủ nghĩa khủng bố”, thì Mặt trận Hoàng Cơ Minh cũng lập tức đổi tên thành “Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng” (Việt Tân) và tuyên bố cái gọi là “cương lĩnh mới” của chúng, hứa hẹn từ nay sẽ không còn đấu tranh bạo lực giết người nữa mà chuyển sang đấu tranh “bất bạo động”, bằng tuyên truyền chính trị, phù hợp với sự chuyển đổi sách lược từ chiến tranh bạo động sang Diễn Biến Hòa Bình của Hoa Kỳ và phương Tây. Hoạt động của Việt Tân được chính phủ Mỹ, chủ yếu những thành phần chính trị gia phản động, diều hâu, vẫn còn mang tư tưởng thực dân đế quốc, chống Việt Nam, chống XHCN, hoặc những chính trị gia cơ hội (muốn tranh thủ Việt Tân để lợi dụng chúng vận động phiếu bầu trong cộng đồng người Việt hải ngoại) trong chính phủ Mỹ tài trợ qua nhiều quỹ khác nhau. Tổ chức khủng bố này hoạt động với chiêu bài “quang phục Việt Nam”, “phục quốc”, “đem lại tự do, dân chủ, nhân quyền, phú cường cho Việt Nam”. Chúng không dám thừa nhận bản chất khủng bố của mình, mà thường tự xưng, tự phong mình là những “nhà hoạt động nhân quyền”, “nhà dân chủ”, “người bất đồng chính kiến”, “người có quan điểm khác biệt”, “chiến sĩ tự do” (freedom fighter) v.v.
     Cũng trong những năm 1990, mặc dù bề ngoài đã tuyên bố thay đổi chiến lược từ bạo động sang “bất bạo động”. Nhưng thỉnh thoảng Việt Tân vẫn sai người vào Việt Nam đặt chất nổ, rải và dán truyền đơn, dụ dỗ, mua chuộc những thành phần bất mãn, những phần tử lưu manh, giang hồ, xã hội đen, tội phạm ở Việt Nam để hoạt động cho chúng. Hầu hết người của Việt Tân trong thời gian này khi bị bắt giữ ở Việt Nam đều tìm thấy vũ khí nguy hiểm trên mình chúng, như súng lục, lựu đạn, dao găm, lưỡi lê v.v.
    Có thể kết luận, trong thập niên 1980, Việt Tân không hề che giấu bản chất khủng bố cố hữu của mình. Trong thập niên 1990 thì Việt Tân bề ngoài tuyên bố “bất bạo động” bằng mồm, nhưng bên trong thì vẫn có những đợt chống phá khủng bố thô bạo. Trong thập niên 2000 thì chúng hạ nhiệt khủng bố, tăng cường phá hoại bằng Diễn biến hòa bình. Nếu xưa kia đường lối của Mỹ đối với các nước XHCN và Việt Tân đối với Việt Nam là bạo lực đẫm máu thì ngày nay đường lối và chủ trương của chúng là “Diễn biến hòa bình kết hợp bạo loạn lật đổ”, tức chúng dùng biện pháp hòa bình, ôn hòa, bất bạo động kết hợp với những hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc đường lối chủ trương của Việt Nam nhằm kích động bạo động lật đổ. Mà biện pháp bất bạo động, cách mạng màu, cách mạng da cam, cách mạng nhung, cách mạng đường phố, dụ dỗ và kích động những người chống đối đổ xô ra đường để làm náo loạn đường phố, kinh động xã hội, rối loạn trật tự an ninh, là nhiệm vụ chủ yếu....(Còn tiếp) 
    Theo thông báo của Bộ Công an Việt Nam tại webside http://mps.gov.vn/web/guest/ct_trangchu/-/vcmsviewcontent/GbkG/3304/3303/36229  
    "Hiện nay, “Việt tân” tiếp tục tuyển mộ, huấn luyện, chỉ đạo thành viên xâm nhập về Việt Nam kích động biểu tình, phá rối an ninh, bạo loạn, thủ tiêu, bắt cóc con tin; đưa người ra nước ngoài đào tạo, huấn luyện, tổ chức các khóa đào tạo trực tuyến về phương thức, hoạt động khủng bố, phá hoại; tán phát lên mạng Internet hướng dẫn cách chế tạo bom xăng để phục vụ hoạt động khủng bố, phá hoại sự ổn định của Việt Nam"
    Nhóm PV

    Thứ Ba, 23 tháng 5, 2017

    Bắt đối tượng môi giới mại dâm tại Tổ 5 Phường Sông Hiến TP Cao Bằng

    Ngày 21/5/2017, cơ quan Công an tỉnh Cao Bằng đã bắt tạm giam đối tượng Đào Thị Kim Lan, sinh năm 1965, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại Khu 5, xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ; tạm trú tại tổ 5, Phường Sông Hiến, Thành phố Cao Băng vì  hành vi Môi giới mại dâm.
    Đối tượng Đào Thị Kim Lan
            Cơ quan công an xác định: Ngày 09/5/2017,Đào thị Kim Lan đã có hành vi Môi giới cho nhân viên của quán cafe, karaoke tên là Lê Thị P đi bán dâm cho khách tại nhà nghỉ  Thanh Bình, thuộc tổ 2, Thành phố Cao Bằng để thu lợi bất chính. Được biết mỗi lần đi bán dâm cho khách các nhân viên của quán đều phải xin phép và phải được sự đồng ý của Lan. Sau mỗi lần đi khách, nhân viên phải nộp cho Lan một trăm ngàn đồng. Nếu đi với khách qua đêm thì phải nộp cho Lan hai trăm ngàn đồng. Các nhân viên đều được Lan bố trí  ăn, ngủ tại quán để tiện cho việc đi bán dâm cho khách.
    Quán cafe nơi Lan làm chủ và đồng thời là nơi môi giới mại dâm 
                  Hiện vụ việc đang được cơ quan Công an tỉnh Cao Bằng tiếp tục điều tra làm rõ để chuyển hồ sơ xử lý theo quy định của pháp luật ./.
              Kính mong các cơ quan chức năng của tỉnh tiếp tục có các biện pháp thắt chặt quản lý hơn nữa đối với hoạt động kinh doanh café, karaoke trên địa bàn tỉnh, nhằm tăng cường giám sát, xử lý nghiêm hoạt động của các quán Cafe, karaoke trá hình như  của trường hợp Đào Thị Kim Lan, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự của địa phương…

     Nhóm PV

    Thứ Ba, 16 tháng 5, 2017

    Bắt giữ 175kg xúc xích không rõ nguồn gốc xuất xứ

    Vừa qua lực lượng chức năng tỉnh Cao Bằng vừa bắt giữ 03 bao xúc xích có tổng trọng lượng 175kg  do Trần Xuân Trường, trú tại tổ 1 - Thị trấn Trùng Khánh - huyện Trùng Khánh - tỉnh Cao Bằng vận chuyển từ huyện Quảng Uyên ra Thành Phố Cao Bằng tiêu thụ.
    Trần Xuân Trường và số xúc xích bị lực lượng chức năng tỉnh Cao Bằng thu giữ

    Tại thời điểm kiểm tra xe máy mang biển kiểm BKS 11K1-06370 do Trường điều khiển để chở số xúc xích trên, Trường không xuất trình được giấy tờ về nguồn gốc số xúc xích cũng như giấy tờ kiểm dịch. Tiến hành khai thác, lập biên bản. Trường khai nhận số xúc xích này được mua tại Quảng Hưng huyện Quảng Uyên với số tiền là 6.360.000 đồng. Đối chiếu các quy định của pháp luật hiện hành, việc mua bán, vận chuyển số xúc xích này của Trần Xuân Trường đã vi phạm Điều 21 khoản 5 Nghị định số 185 ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại. Lực lượng chức năng đã tiến hành xử phạt Trần Xuân Trường số tiền 2000.000 đ, đồng thời tịch thu tiêu hủy số xúc xích trên.
    Qua đây cũng khuyến cáo người dân khi phát hiện ra các vụ việc, hành vi về mua bán, tiêu thụ hàng hóa, thực phẩm bẩn, không có nguồn gốc xuất xứ. Cần cảnh giác và  chủ động báo ngay cho cơ quan chức năng để tiến hành thu giữ, xử lý ngăn chặn nguồn thực phẩm này bị đưa ra thị trường tiêu thụ, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
    Nhóm PV

    Thứ Bảy, 13 tháng 5, 2017

    Đặc sắc hát quan lang trong đám cưới người Tày ở Cao Bằng

    Đặc sắc hát quan lang trong đám cưới người Tày ở Cao Bằng

    Trong lễ cưới của người Tày ở Cao Bằng, ngoài các lễ nạp thái, vu quy phải làm theo đúng thủ tục quy định thì ngày cưới còn là ngày vui, ngày phô diễn sự hiểu biết, văn minh, lịch sự, trang trọng và là dịp tốt để đối đáp tỏ tài ăn nói của hai họ. Trong đó, hát đối đáp của quan lang (cách gọi của người Tày) là một loại hình dân ca đặc sắc bởi dồi dào âm điệu mà phong phú ý tình.
      Quan lang (người đứng) kính trình tổ tiên và hai họ thực hiện các nghi lễ tại một đám cưới người Tày ở huyện Trùng Khánh. Ảnh: Hoàng Chuyên
      Trong đoàn rước dâu của nhà trai sang nhà gái, dẫn đầu là quan lang. Quan lang - đại diện nhà trai trong đoàn rước dâu thường là người có gia đình êm ấm, mẫu mực, ăn nói thành thạo, giỏi thơ ca, có tài ứng đáp, am hiểu phong tục. Nhà gái cũng có đại diện gọi là Pả mẻ (bà dẫn đoàn đưa dâu về nhà chồng) thông minh, khéo ứng xử, giàu tri thức để thực hiện các nghi lễ đón rước dâu đúng phong tục, trình tự. Đồng thời, tạo không khí vui vẻ với những sắc màu, giai điệu trầm bổng mang đậm nét văn hóa của dân tộc Tày. 
      Khi thấy đoàn nhà trai đến, nhà gái thường bày các nghi thức, như: Căng dây chặn trước cửa; mời rửa chân mới cho vào nhà; trải chiếu ngược; chào mâm bàn... Như tình huống khi đoàn nhà trai đến cách nhà gái khoảng 15 - 20 m, nhà gái căng dây hoặc chỉ hồng không cho nhà trai đi qua. Nhà gái cất lời hát: Mây nẩy làn nắm đảy quá pây/Cần rại rụ cần đây xam rọ/Giử quan lang khươi mẩư mà rặp lùa/Gạ ngày khỏi khay ngay mây hẩng... Tạm dịch: Chỉ này chăng cấm người qua lại/Người tốt người xấu hỏi rõ ràng/Phải quan lang nhà rể mới về đón dâu/Nói thật tôi mở ngay chỉ hồng cho qua. Quan lang đáp lại: Pá mé lục khươi dắng vàn ngo/Tang rườn mà hất quan lang/Khỏi mì pác kin mì pác kiảng/Sliểu ma ao méo tang khảu ròi/Khỏi xo pỉ noọng lần khay mây/Rẳp khươi mấư khảu rườn hất lệ... Tạm dịch: Bố mẹ chú rể có mời tôi/Thay mặt gia đình làm quan lang/Tôi có miệng ăn không có miệng nói/Cũng đành cả nể phải nhận lời/Nhưng tôi xin chị em mở chỉ hồng/Đón rể mới vào nhà làm lễ... 
      Nếu đoàn nhà trai không đáp lại được các vế đối và “thử thách” nhà gái đưa ra thường là phải uống rượu, trao phong bao đáp lễ hoặc các quy định khác do nhà gái đề ra. Như đoạn đối đáp về nghi thức mời rửa chân bằng rượu để lên sàn (ngày xưa thường nhà sàn) thể hiện sự tinh tế qua những lời hát đối đáp tinh tế mà ý nhị: Khi người nhà cô dâu hát mời: Kính trình thâng bạn quý táng mường/Pây thuổn vằn khúc tàng quây quảng/Lệ tơi pưa mì tục rào kha/Thanh khiết dậư lẩu dà chính ngám/Suối kha re rẩu roảng thêm duyên... Tạm dịch: Kính trình đến bạn quý khác mường/Đi suốt ngày trên đường xa lắc/Lệ từ xưa nước mát rửa chân/Thanh khiết lòng thực tâm một chén/Rửa cho chân sạch sẽ thêm duyên... Quan lang đáp lại: Khỏi dường mừa song thân quý họ/Bân đin sao nặm tả rào kha/Bấu au mà lồng lảng rào kha/Tặt tệ hại hử ra khỏi phuổi/Lẩu rào kha là lội bân đin/Giờ nảy khỏi dường cần xo chổi... Tạm dịch: Tôi xin trình lên song thân quý họ/Tạo hóa đặt nước lã rửa chân/Ai dám đưa chân rửa phí hoài/Làm như thế trong ngoài chê trách/Rượu rửa chân sai sách đạo trời/Sự này tôi trình người xin từ chối. Những lời giãi bày và từ chối lịch sự, khéo léo như trên không chỉ không làm phật ý nhà gái mà còn làm những người tham dự đám cưới càng nhiệt liệt hưởng ứng, đám cưới thêm phần vui vẻ.
      Khi đã vượt qua các “chướng ngại vật” của nhà gái để vào nhà, hai bên thông gia trực tiếp gặp gỡ và thực hiện các nghi lễ. Quan lang sẽ hát ứng với từng hành động, nghi thức theo trình tự để chú rể mới làm lễ, như: Quan lang mời nhà gái kiểm lễ; xin trình tổ tiên, từ đường; mời tổ tiên chứng giám; chúc phúc thông gia nhà gái; tỏ lòng biết ơn công sinh thành của bố mẹ cô dâu; xin cho con rể được mời nước cha mẹ, họ hàng... Ngoài ra, tùy hoàn cảnh của gia đình cô dâu, quan lang còn có những bài tạ ơn anh chị cô dâu, phù dâu và những người giúp gia đình nhà gái tổ chức đám cưới rất chu đáo. Những lời hát của quan lang để chú rể trình tổ tiên rất trang trọng: Xo kính trình quý họ tông thân/Khỏi tái khươi mà thâng rườn giá/Hẩư khươi mấư pái dâng khẩn thản/Trình pây thâng chỏ đẳm chang rườn/Đẳm gục lục khươi luôn thúc ý... Tạm dịch: Xin kính trình quý họ tông thân/Tôi đã đưa lang tân nhập hộ/Cho rể hiền bái tạ lên tiên tổ/Để tổ tiên nhận con của nhà ta/Phù hộ hai con thành gia thất. Hay những lời căn dặn mang tính giáo dục vợ chồng mới cưới: Mìa đá phua nhận tâm đắc chỉ/Phua đá mìa đắc đỉ hết đây/Xong dá tẻo au phầy mà tó/Vạ căn tẻo tẳng mỏ hung hạng/Kin xong tẻo sùa căn hết việc... Tạm dịch: Vợ chửi chồng nhận tâm đắc chí/Chồng chửi vợ lặng lẽ làm lành/Xong vào bếp nhóm nhành củi lửa/Lại cùng nhau nấu nướng cơm ăn/Ăn xong lại cùng nhau làm việc... Khi đón dâu “lồng lảng” (xuất giá) về nhà chồng, quan lang chân thành bày tỏ mong muốn của nhà trai: Giờ nguyệt tiên đây mà thâng giá/Giờ nẩy khỏi xo au lùa lồng lảng/Au mừa sle họ hàng dồm lùa/Au mà sle kế thế phụng thờ... Tạm dịch: Giờ nguyệt tiên đẹp nhất đã tới/Giờ là lúc tôi xin dâu xuất giá/Đón về cho họ hàng cùng xem/Đón về để kế thừa phụng thờ gia đình...
      Đón được cô dâu mới về đến nhà trai, quan lang lại tiếp tục hát những bài ca để cô dâu được làm lễ bái tổ tiên và nhập môn gia đình chú rể; chúc phúc nhà trai lấy được dâu tốt; chúc vợ chồng trẻ hạnh phúc, làm ăn phát đạt, con cái đủ đầy... Do đó, các bài hát quan lang có độ ngắn, dài khác nhau tùy thuộc vào tình huống, hoàn cảnh nảy sinh. Có những bài chỉ 2 - 4 câu nhưng cũng có bài dài đến trăm câu, chia thành từng phần ứng với lễ thức cụ thể trong đám cưới. Đặc biệt, cùng là dân tộc Tày nhưng với Tày Ngạn, Tày Đeng, Tày Lưu Quan hay ở mỗi địa phương khác nhau: Hòa An, Thạch An, Hà Quảng, Trùng Khánh... lại có sắc thái riêng bởi mỗi người có sự tiếp thu, sáng tạo riêng. Nhưng nét chung hát quan lang đều có nội dung chính: Các nghi thức đám cưới, chỉ bảo, răn dạy, chúc phúc, lời hát thay lời chào xã giao lịch sự... thể hiện tình cảm trân trọng, lối ứng xử tinh tế, tao nhã trong đời sống.  
      Hiện nay, do nhiều yếu tố, hát quan lang đang dần bị mai một. Nên chăng cần tổ chức sưu tầm, tập hợp những tư liệu và sách cổ về hát quan lang đang lưu giữ trong nhân dân, để nét văn hóa đặc sắc hát quan lang này được lưu truyền cho các thế hệ con cháu luôn nhớ và giữ gìn, góp phần làm phong phú kho tàng dân ca các dân tộc Việt Nam.
      Phúc Khang - Báo Cao Bằng

      xã Lý Bôn - huyện Bảo Lâm xuất hiện bệnh dịch nhiệt thán

      Một số người dân tại xã Lý Bôn, tỉnh Cao Bằng sau khi ăn thịt bò chết về ăn đã có hiện tượng bị khó thở, sốt rồi mọc mụn ở các ngón tay. LIKE V

      Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Cao Bằng cho biết từ ngày 8 - 10/5/2017, tại xóm Nà Kháng, xã Lý Bôn (Bảo Lâm) có 1 con bò của hộ chăn nuôi Nông Văn Thuận bị ốm, chết không rõ nguyên nhân, qua kiểm tra của Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Bảo Lâm và UBND xã Lý Bôn, hiện tượng bò bị ốm, chết do dịch bệnh nhiệt thán.
      cao bang xuat hien dich benh nhiet than tu gia suc lay sang nguoi  hinh 1
      Sau khi ăn thịt bò chết, một số người đã có những triệu chứng sốt, mọc mụn đỏ.
      Trước đó, ngày 24/4/2017, gia đình ông Thuận đã mổ bò ăn và bán thịt cho người dân một số xóm lân cận. Sau khoảng 4 - 5 ngày, ông Thuận thấy người có hiện tượng sốt, khó thở, nổi mụn đỏ ở tay, sau đó đen dần và lan rộng, hạch nách sưng to.
      Tiếp đó, bà Ma Thị Bàn ở xóm Nà Pồng, xã Lý Bôn sau khi mua thịt bò của ông Thuận về ăn được 4 - 5 cũng bị khó thở, sốt rồi mọc mụn ở các ngón tay. Lúc này, người dân mới báo cho chính quyền địa phương và cơ quan thú y.
      Ngay sau khi nhận được tin báo, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Cao Bằng phối hợp với Trạm chăn nuôi thú y huyện Bảo Lâm xuống địa phương kiểm tra, xác định đây là dịch bệnh nhiệt thán. Chi cục đã phối hợp cùng địa phương khẩn trương tiến hành phun thuốc khử trùng tiêu độc chuồng trại tại xóm Nà Kháng và các xóm: Bán Báng, Nà Pồng, Nà Mạt, xã Lý Bôn; tiêm vắc xin phòng bệnh nhiệt thán cho trâu, bò.
      Ông Hoàng Minh Đạt, Chi cục trưởng chi cục chăn nuôi và thú y tỉnh Cao Bằng cho biết hiện hai người dân bị mắc bệnh nhiệt thán đã chữa trị khỏi, chi cục phối hợp với địa phương triển khai tiêm vắc xin phòng ngừa dịch bệnh bùng phát.
       “Trạm chăn nuôi thú y đã trực tiếp xuống cơ sở để theo dõi tình hình bệnh, kiểm tra lại đàn gia súc đến thời điểm này chưa có con nào bị mắc. Hiện nay bên chi cục đang đưa vắc xin để tiêm phòng. Vận động bà con phải tiêm phòng, trong thời gian này trâu bò chết có triệu chứng phải đến báo cơ quan thú y xuống để xử lý”, ông Đạt cho biết thêm.
      Theo nhận định của cơ quan chuyên môn, nguy cơ phát sinh, lây lan dịch bệnh nhiệt thán trên gia súc rất cao. Đặc biệt, bệnh có khả năng lây sang người, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng và sức khỏe./.
      Nguồn VOV

      Thứ Năm, 11 tháng 5, 2017

      Phát hiện gần 3000 con vịt bị nhiễm cúm A/H5N1 trên địa bàn thành phố Cao Bằng

      Ngày 10/5, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Cao Bằng đã tiến hành tiêu hủy gần 3.000 con vịt bị nhiễm cúm A/H5N1 tại phường Duyệt Trung, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.

      Các biện pháp phòng chống bệnh cúm gia cầm lây lan sang người. Ảnh: TTXVN

      Ổ dịch được phát hiện tại trang trại của bà Nguyễn Thị Hoàn, Tổ 2, phường Duyệt Trung, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. Bà Hoàn cho biết, trước đó vào ngày 5/5, bà phát hiện đàn vịt bất ngờ ốm chết với số lượng gần 100 con không rõ nguyên nhân.
      Nhận được tin báo về việc đàn vịt hộ gia đình bà Hoàn chết hàng loạt, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Cao Bằng đã tiến hành kiểm tra và gửi mẫu đi xét nghiệm tại Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương. Kết quả đàn vịt tổng cộng gần 3.000 con đã dương tính với cúm A/H5N1.
      Chi cục Chăn nuôi và thú y Cao Bằng cùng chính quyền địa phương đã tiêu hủy toàn bộ số vịt bị nhiễm bệnh nói trên, đồng thời tiến hành bơm thuốc khử trùng khu vực trang trại và vùng lân cận, tránh dịch bệnh lây lan.
      Nguồn TTXVN


      Cao Bằng đề xuất vay 300 triệu USD của Trung Quốc làm đường cao tốc lên biên giớ


      Cao Bằng đề xuất vay 300 triệu USD của Trung Quốc làm đường cao tốc lên biên giới


      Cao Bằng đề xuất vay 300 triệu USD của Trung Quốc làm đường cao tốc lên biên giới

      UBND tỉnh Cao Bằng đề xuất sử dụng khoản tín dụng ưu đãi 300 triệu USD của Trung Quốc nhằm xây dựng đường cao tốc từ Đồng Đăng (Lạng Sơn) đến cửa khẩu Trà Lĩnh (Cao Bằng).



      UBND tỉnh Cao Bằng đã gửi văn bản số 965 đến Văn phòng Chính phủ. Theo đó, UBND tỉnh Cao Bằng kiến nghị Thủ tướng bổ sung quy hoạch và lập dự án đầu tư tuyến cao tốc từ Đồng Đăng (Lạng Sơn) đến cửa khẩu Trà Lĩnh (Cao Bằng) vào quy hoạch mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020, định hướng 2030.
      Dự kiến, tuyến cao tốc từ Đồng Đăng đến cửa khẩu Trà Lĩnh có chiều dài 144km, rộng 4 làn xe, kinh phí đầu tư khoảng 47.520 tỉ đồng (2,16 tỉ USD), tiến trình đầu tư sau 2030.
      UBND tỉnh Cao Bằng cho biết việc đầu tư xây dựng tuyến đường trên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đến phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng. Bên cạnh đó, tuyến đường này còn nằm trong đề án lớn nhằm kết nối các điểm Trùng Khánh – Quý Châu – Bách Sắc (Quảng Tây, Trung Quốc) – Trà Lĩnh (Cao Bằng, Việt Nam) – Lạng Sơn – Hà Nội –Hải Phòng – theo đường biển đi các nước ASEAN.
      Văn bản 965 của UBND tỉnh Cao Bằng cũng cho biết, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhất trí chủ trương triển khai xây dựng tuyến đường này trong giai đoạn 2016-2020. Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Cao Bằng ngày 09/01/2017, Thủ tướng đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, xem xét sử dụng khoản tín dụng ưu đãi 300 triệu USD của Trung Quốc.
      Ở một diễn biến khác, Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản đề xuất giao UBND tỉnh Cao Bằng chủ trì vay lại khoản vay 300 triệu USD của Trung Quốc để đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh.
      Bộ Giao thông vận tải cho rằng mình không phải là đối tượng được vay lại theo điều 63, luật Quản lý nợ công. Không những vậy, việc để hai hoành nghiệp chủ lực trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng (thuộc Bộ Giao thông vận tải) vay lại khoản vy 300 triệu USD nói trên là không khả thi.
      Trong khi Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) không đủ năng lực tiếp tục vay lại, thì Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng Cửu Long (CIPM) chưa có khả năng vay lại nếu Nhà nước không có cơ chế hỗ trợ phù hợp (hỗ trợ vốn, bảo lãnh vay...).
      “Vì vậy, Bộ Giao thông vận tải đề nghị Văn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Cao Bằng và UBND tỉnh Lạng Sơn chủ trì vay lại khoản vay 300 triệu USD của Trung Quốc để đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh” - văn bản Bộ Giao thông vận tải gửi Văn phòng Chính phủ nêu rõ.
      Nguồn Trí thức trẻ

      Công ty cổ phần Gang thép Cao Bằng bị ủy ban chứng khoán Nhà nước phạt, buộc thu hồi chứng khoán đã bán


      Thứ Hai, 8 tháng 5, 2017

      Địa linh cổng trời Cao Bằng

      1- Đặc điểm đất Cổng Trời

          Cổng Trời là một eo núi có tên là Sốc Đơ, thuộc làng Giộc Đâu, gần thị trấn Trà Lĩnh, huyện Trà lĩnh, tỉnh Cao Bằng. Người đời đồn nhiều là nơi giao thoa giữa Trời và Đất, Âm Dương hòa quyện, nên rất linh thiêng, lễ ở đây cầu được ước thấy. Tác giả đã khảo sát thực tế tại Cổng Trời này. Dưới đây là một số thông tin thu được, xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo:
      Đất tụ Khí Trời
          Núi Cổng Trời có độ cao khoảng gần 1000m so với mặt nước biển. Cách đỉnh núi khoảng 100m có một vùng đất tương đối phẳng, rộng khoảng vài sào đất. Thế núi xung quanh tạo cho đất này như một vùng tụ Khí. Cảm nhận đầu tiên dễ thấy là một vùng có năng lượng tâm linh rất cao. Tác giả đã đo được năng lượng tâm linh ở đây đạt khoảng trên 3,6 tỷ qc. (qc là năng lượng tâm linh của quẻ Càn. Sở dĩ phải lấy năng lượng qc làm đơn vị đo vì loài người hiện chưa có thiết bị đo năng lượng tâm linh). Năng lượng ở đây là năng lượng Khí Trời. Gần như đây là cái rốn để Khí Trời tụ về. Nói cách khác, đây là nơi tụ năng lượng của Thiên linh vũ trụ. Ở đây không có năng lượng địa nhiệt, nên không thể gọi đây là vùng đất  “Âm Dương hòa quyện” như nhiều lời đồn. Để thấy sức mạnh của con số 3,6 tỷ qc, bạn đọc hãy hình dung một con Tỳ hưu cầu tài bán ở các cửa hàng Phong thủy, có chiều dài thân trên dưới 50cm, nếu được linh hóa rất chuẩn mực thì cũng chỉ đạt năng lượng tâm linh trên dưới 500qc thôi. Thế mà cũng đã trợ giúp tài vận cho ta tốt lắm đấy!
          Khi đã có Khí Trời tụ về thì nhất định phải có Khí ngũ sắc (5 màu), là linh quang của vũ trụ, tạo thành những Cột Khí thiêng. Cột Khí thiêng là cột Khí hòa quyện 5 Khí màu: xanh đỏ trắng vàng đen. Người xưa gọi các Cột Khí thiêng là những Huyệt khí của Trời. Nó rất linh. Khảo sát trên khu đất phẳng tác giả thấy có 3 Cột Khí thiêng bốc khá lên khá mạnh (Hình 1): Một cột bốc cao trên 15m, nằm ở chỗ cắm các lư hương trên cao hiện nay (không rõ ai đã đặt cả tượng ĐP Quan Âm ở đây?); một cột cao trên 9m ở chỗ cắm các lư hương dưới thấp hơn; và 1 cột cao trên 15m nằm giữa khe 2 mỏm núi, (mà nhiều người coi đấy là Hướng cổng Trời). Rõ ràng, một vùng đất nhỏ như vậy mà có tới 3 Cột Khí thiêng rất mạnh thì phải là một vùng đất rất linh rồi còn gỉ! Nếu khảo sát kỹ, chắc chắn còn có thêm những Cột Khí thiêng khác nữa.
          
           Hình 1                                                      Hình 2

      2- Có thờ cúng ở đây không?
          Trên núi Cổng Trời luôn có năng lượng vũ trụ tụ về nên là vùng địa linh. Đã là địa linh thì đều thờ cúng được. Thực tế thì người đời đã lên đây thờ cúng nhiều rồi. Tuy nhiên, việc thờ cúng đang diễn ra chưa đúng, cứ thờ là thờ mà chưa rõ là thờ ai.
      Thờ ai trên núi Cổng Trời? 
          Thờ Trời. Chỉ có thờ Nhà Trời thôi! Tức là thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế và các Tiên Thần Nhà Trời. Ngoài ra, vì là vùng núi thì phải có Thần núi (Sơn thần), Thần đất (Thổ thần) và thần nước (Thủy thần), nên sau khi khấn Nhà Trời thì cũng phải nhắc tới 3 vị này. Chỉ thế thôi! Ở đây không phải là chỗ thờ Phật. Cho nên ai đó đã đưa tượng Phật Quán Thế Âm dựng nơi đây là không đúng chỗ, cần phải được di dời đi nơi khác. Tại đây cũng không phải là chỗ thờ Ông Hoàng, Bà Mẫu, Cô Cậu. Người đi lễ ở đây cần phải nhận thức sâu sắc điều này thì việc thờ cúng mới linh nghiệm.
      Cúng lễ thế nào?
      - Có đồ lễ cũng được, không có cũng được, nhưng tâm ta phải thành. Thành tâm cầu khấn thì ắt sẽ linh ứng, không phụ thuộc đồ lễ nhiều ít sang hèn. Cúng Trời thì cúng đồ chay. Cúng Sơn thần, Thổ thần, Thủy thần thì có thể cúng chay hoặc cúng mặn đều được. Mọi đồ lễ không trọng nhiều ít mà trọng tươi thơm: Hương phải thơm, hoa, trái cây, kẹo bánh, phẩm oản đều phải tươi thơm. Không được cúng hoa quả đã héo, hoặc bị ngâm tẩm hóa chất. Nếu đồ lễ không đủ tin tưởng thì đặt tiền thay đồ lễ cũng được. (Cúng xong phải tự tay bỏ tiền vào hòm công đức).
      Lễ ở chỗ nào trên núi? Đồ lễ Trời chỉ đặt tại các bàn bên cạnh 2 Cột Khí thiêng trong Hình 1. Có thể đặt đồ lễ rộng ra xung quanh khu vực Cột Khí thiêng. Không tự ý đặt các ban thờ ở chỗ khác. Đặt lễ xong, bạn ngồi chỗ nào lễ cũng được, không nhất thiết cứ phải ngồi gần đồ lễ.
          Đồ lễ thờ 3 vị Thần thì đặt tại cửa hang gặp trên đường đi lên (Hình 2).Trước cửa hang có 1 Cột Khí thiêng cao trên 9m, là nơi thờ Sơn thần, Thổ thần, Thủy thần. Đây được coi như là một Miếu trình trước khi nên núi thờ Trời. Bạn phải đặt lễ tại đây, rồi xin phép các Tôn Quan cho được lên núi cúng Trời. Khi đó việc thờ cúng Trời trên núi sẽ rất linh ứng.
      Lời khấn thế nào? Lời khấn là tùy tâm, nhưng lòng phải thành. Khi khấn, đầu tiên bạn có lời cầu Đức Phật, nam mô ADIDA Phật! (dù không thờ Phật ở đây, nhưng trong tâm bạn luôn có Phật, nên phải nhắc đến Phật, nhưng không mời Phật về, vì Phật sẽ không về đâu!). Tiếp đến là cầu Ngọc Hoàng Thượng Đế và các Tiên Thần Nhà Trời, rồi đến 3 vị Thần tại núi. Bạn mời các vị hiển linh, rồi hãy cầu. Trước hết bạn hãy cầu cho Quốc thái dân an, đất nước hưng vượng thái bình. Sau đó bạn cầu Ngọc Hoàng Thượng Đế và Các Tiên Thần trợ giúp mình, gia đình mình, cơ quan mình, địa phương mình điều gì đó mà bạn mong đợi. Chú ý chỉ cầu trợ giúp, không cầu xin cho. Nghĩa là chỉ cầu trợ giúp cho những cố gắng của ta để thành đạt được như mong muốn. Thí dụ xin chỉ cho đường đi nước bước để kinh doanh tài vận phát triền, không cầu cho nhận được nhiều tiền). Mọi việc thờ cúng tại đây, bạn tự làm là tốt nhất, không nên mời thầy làm giúp. Ở đây không phải là chỗ ngồi chuông mõ cả tiếng đồng hồ!
      Chụp ảnh thế nào?
          Có thể chụp ảnh tùy thích nếu không phải là khu vực có quy định cấm chụp ảnh. Muốn chụp ảnh miếu thở thì phải có lời xin phép Nhà Trời và các Thần núi rồi hãy chụp.

      3- Thu năng lượng nâng cao sức khỏe.
          Đây là khâu rất quan trọng và có ý nghĩa khi lên núi Cổng Trời. Nó cũng tiêu tốn nhiều thời gian nhất trên núi. Vì đây là cái rốn năng lượng vũ trụ tụ về, nên bạn cần giành khoảng 45 phút đến 1 giờ, thậm chí lâu hơn sau khi lễ để ngồi tịnh thu năng lượng vũ trụ vào cơ thể. Bạn hãy ngồi tịnh, bình yên, tâm luôn nghĩ “thu năng lượng vào cơ thể”. Bạn sẽ cảm nhận dòng năng lượng đang thấm sâu vào cơ thể. Tiếp đó bạn thầm cầu được chữa bệnh đang mắc. Bạn hãy tập trung nghĩ vào vùng bệnh, tưởng tượng bệnh đang được chữa (thí dụ bạn đang bị bệnh đau dạ dày…). Bạn ngồi tịnh như vậy cả tiếng đồng hồ, sẽ thấy người tình táo khỏe mạnh hơn. Cuối cùng bạn lễ tạ cảm ơn. Mọi người khi lên núi thấy mỏi mệt, ngồi tịnh, khi xuống núi thấy không còn biết mỏi. Còn có khỏi được bệnh hay không thì tác giả chưa khảng định. Ngồi tịnh ở chỗ nào cũng được, đều có năng lượng như nhau. Chọn chỗ yên tĩnh thì tốt. Không nhất thiết cứ phải ngồi gần chỗ đặt đồ lễ.

      4- Lên núi vào lúc nào?
          Muốn lên núi lễ Trời lúc nào cũng được. Năng lượng vũ trụ đổ về 24/24h là như nhau, không phải như lời đồn phải vào lúc nửa đêm, giao hòa Đất Trời thì năng lượng mới cao. Đương nhiên, vì ta cúng ngoài Trời, thì cúng về đêm vẫn hơn. Mặt khác, ban đêm khí Trời mát mẻ thanh cao thì ngồi thiền cũng thoải mái hơn. Nhưng không phải cứ nhất thiết phải vào nửa đêm.

      5- Tổ chức quản lý thế nào?
          Cổng Trời sẽ trờ thành một điểm du lịch tâm linh phát triển trong tương lai gần, cùng với các điểm du lịch khác của Cao Bằng như hang Cốc Bó, thác Bản Giốc, hang động Ngườm Ngao… Vì vậy UBND huyện Trà Lĩnh và tỉnh Cao Bằng nên có quy hoạch khu Cổng Trời và tổ chức quản lý, có hướng dẫn khách thập phương đến lễ Trời ở khu vực này. Xin kiến nghị mấy điểm sau đây:
      - Cần có quy hoạch chủ động toàn khu. Trong quy hoạch mọi cái phải đơn giản, đủ lịch sự, tránh nhất phô trương lòe loẹt, sẽ mất hết tính linh của khu đất. (Đừng để Nhà Trời thấy chán quá mà rút hết năng lượng đi thì hỏng hết!). Cái nền không được phá hỏng của quy hoạch ở đây là núi đất đá và cây xanh. Vì vậy, phải giữ gìn cảnh quan thiên nhiên của núi. Rất tránh chặt cây phát quang.
          - Đường lên núi cần có biển chỉ dẫn, nhưng không xây thành các bậc thang lên xuống như nhiều nơi khác. Cũng không nên làm cáp treo. Có đèn chiếu sáng lối đi, nhưng cũng phải đơn giản, không đồ sộ hoành tránh như đèn cao áp trên đường phố. Lên Cổng Trời khác với đi thăm các điểm du lịch trên cao khác. Người lên phải một tâm chịu khổ để “lên Trời”. Đường đi phải gập gềnh, gian nan, vượt đá tai mèo mà đi lên. Lên đến nơi, dù mệt mỏi, sẽ được Nhà Trời bù đắp sức khỏe. Phải vượt lên như thế mới hy vọng chữa được bệnh. Đây là điểm rất quan trọng mà địa phương cần chú ý. Nó khác các điểm du lịch khác. Nó cũng hay hơn các điểm khác ở chỗ này.
      -     - Xây ngay 3 miếu: 2 tại 2 Cột Khí thiêng trong Hình 1, và 1 tại cửa hang thờ các Thần núi. Miếu nên làm bằng đá lắp ghép đơn giản, không có mái che. (Tuyệt đối không được làm mái che. Nếu làm mái thì thờ mất thiêng vì đây là thờ Trời, phải cúng ngoài Trời có sương gió!). Cũng có thể xây gạch trát vữa, nhưng không tô màu sặc sỡ, màu phải ẩn trong màu đá núi. 
      -     - Dẹp bỏ tất cả mọi bàn, am, miếu thờ mà dân đang đặt rải rác trên núi, chỉ để bát hương thờ tại các miếu thờ đã xây. Có thể đặt thêm các bàn thấp trước các miếu để đặt đồ lễ. Ai đến lễ cũng phải đặt lễ tại 3 điểm này, không được tùy tiện đặt lễ ở những chỗ khác. Người dân không được đặt các am, miếu thờ riêng cho nhà mình.
      - Di dời tượng Đức Phật Quan Thế Âm hiện có đi nơi khác. Thờ Phật ở đây là không đúng chỗ. Đức Phật hiện không thấy nhập tượng. Tượng hoàn toàn không linh. Đặt tượng Phật thế này làm cho rất nhiều người nhầm tưởng là nơi thờ Phật, thành ra quên mất thờ Trời.
      -     - Đặt các hòm công đức đúng chỗ: Mỗi ban thờ chỉ đặt 1 hòm. Có quản lý theo dõi đầy đủ.
      -    - Xây khu vệ sinh cho khách hành hương, và tổ chức, quản lý chu đáo. Chấm dứt ngay việc đi vệ sinh tùy tiện như hiện nay.
      -     - Đặt các thùng đựng rác đúng chỗ và có theo dõi quản lý. Nghiêm cấm vứt rác bừa bãi như hiện nay.
      -     - Dựng 1-2 lán nhỏ có cột mái che cho khách hành hương phòng khi trời đổ mưa. Không làm thành ngôi nhà sẽ phá hỏng cảnh quan. Trên này không phải chỗ để làm nhà. Không làm phòng thường trực, nhà ngủ trên núi. Ai trực xong, hết giờ cũng phải về nhà mình ngủ. Tuyệt đối không được dựng các lều, ki ốt bán hàng, kinh doanh trên núi. Không có quán cà phê giái khát trên núi. Mọi việc kinh doanh đều phải làm dưới núi. Trên núi phải giữ được tĩnh lặng, không đàn nhạc ồn ào. Nhà Trời không thích của này.

      6- Kết luận
          Cổng Trời Cao Bằng là đất linh, nơi năng lượng vũ trụ tụ về. Tính linh này là có thật, khách quan, không phải là mê tín dị đoan. Có thể tổ chức thành điểm du lịch tâm linh, sẽ rất tốt. Khách đến đây có thể làm lễ thờ Trời, thu năng lượng nâng cao sức khỏe và tự chữa bệnh. Việc cúng lễ cần có hướng dẫn để tránh biến tướng thành dị đoan, lợi dụng để trục lợi.
      Sưu tầm

      Thứ Năm, 4 tháng 5, 2017

      Phát hiện ổ dịch cúm gia cầm tại Cao Bằng

      Theo Cục Thú y - Bộ NNPTNT, ngày 25/4 có báo cáo 1 ổ dịch cúm H5N1 mới phát sinh tại tỉnh Cao Bằng

      1 ổ dịch cúm H5N1 xảy ra tại 2 hộ chăn nuôi thuộc phường Ngọc Xuân, thành phố Cao Bằng. Tổng số mắc bệnh và chết là 700 con, số tiêu hủy là 2.004 con (1.974 con vịt, 30 con gà).
      Chi cục Chăn nuôi Thú y tỉnh đã phối hợp cùng chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định. 
      Hiện nay, cả nước có 6 ổ dịch Cúm gia cầm A/H5N1 xảy ra tại 7 hộ chăn nuôi trên địa bàn 5 tỉnh và 2 ổ dịch Cúm gia cầm A/H5N6 xảy ra tại 2 hộ chăn nuôi trên địa bàn 1 tỉnh, chưa qua 21 ngày:
      Ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1:
      Tỉnh Cao Bằng ghi nhận 1 ổ dịch cúm H5N1 xảy ra tại 2 hộ chăn nuôi thuộc phường Ngọc Xuân, thành phố Cao Bằng. Tổng số mắc bệnh và chết là 700 con, số tiêu hủy là 2.004 con (1.974 con vịt, 30 con gà).
      Thành phố Cần Thơ ghi nhận 1 ổ dịch xảy ra tại 1 hộ chăn nuôi tại phường Tân Phú, quận Cái Răng (đã qua 10 ngày). Số mắc bệnh là 100 con gà, số chết là 75 con gà và số tiêu hủy là 2.500 con gà.
      Tỉnh Vĩnh Long ghi nhận 2 ổ dịch xảy ra tại:
      - 1 hộ chăn nuôi gia cầm thuộc phường Thành Phước, thị xã Bình Minh (đã qua 17 ngày). Số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 3.000 con gà.
      - 1 hộ chăn nuôi thuộc xã Mỹ Thuận, huyện Bình Tân (đã qua 11 ngày). Số gia cầm mắc bệnh là 300 con gà, số chết là 210 con gà và số tiêu hủy là 400 con gà.
      Tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 1 ổ dịch xảy ra tại 1 hộ chăn nuôi gia cầm thuộc phường An Bình, thị xã Buôn Hồ (đã qua 20 ngày). Số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 43 con ngan và gà.
      Tỉnh Quảng Ninh ghi nhận 1 ổ dịch xảy ra tại 1 hộ chăn nuôi thuộc khu 2, phường Hải Yên, thành phố Móng Cái (đã qua 12 ngày). Số gia cầm ốm, chết là 320 con (240 vịt và 80 ngan) và số gia cầm tiêu hủy là 670 con (570 con vịt và 100 con ngan).
      Ổ dịch mới phát sinh tại Cao Bằng đã được thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định. Ảnh: minh họa/ Nguồn: TTXVN
      Ổ dịch mới phát sinh tại Cao Bằng đã được thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định. Ảnh: minh họa/ Nguồn: TTXVN
      Ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6:
      Tỉnh Thừa Thiên Huế ghi nhận 2 ổ dịch xảy ra tại 2 hộ chăn nuôi thuộc các xã Lộc An và Lộc Hòa, huyện Phú Lộc (đã qua 20 ngày). Số gia cầm mắc bệnh và tiêu hủy là 6.500 con vịt.
      Theo nhận định của Cục Thú y, nguy cơ dịch phát sinh và lây lan trong thời gian tới là rất cao.
      Một số chủng virus cúm gia cầm chưa có ở Việt Nam (A/H7N9, A/H5N2, AH5N8) có nguy cơ xâm nhiễm vào trong nước thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là đối với các tỉnh biên giới phía Bắc và các tỉnh, thành phố khác có tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu.
      Do đó, các địa phương cần chủ động trong công tác phòng, chống cúm gia cầm; tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm việc nhập lậu gia cầm, giám sát chặt địa bàn để phát hiện và xử lý ổ dịch kịp thời.
      Nguồn PL+