Thứ Hai, 23 tháng 1, 2017

Đôi chuông chùa Đà Quận được công nhận là Bảo vật quốc gia

Đôi chuông chùa Đà Quận - còn gọi là chùa Viên Minh (Niên đại: năm 1611 thời nhà Mạc), hiện lưu giữ tại Khu di tích chùa Đà Quận - đền Quan Triều, xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng vừa được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là Bảo vật quốc gia.


Một trong hai chiếc chuông chùa Đà Quận vừa được công nhận là Bảo vật quốc gia (Ảnh Việt Sơn)

Ngày 22/12/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2496/QĐ-TTg công nhận Bảo vật quốc gia (đợt 5) năm 2016. Theo Quyết định này, có 14 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật quốc gia, trong đó có đôi chuông chùa Đà Quận: 1 chuông đặt ở chùa Viên Minh, 1 chuông đặt ở đền Quan Triều, xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng
Chùa Đà Quận, còn gọi là chùa Viên Minh, là nơi thờ phật, được khởi dựng từ thời vua Lý Anh Tông (1138 - 1175). Đền Quan Triều thờ danh tướng Dương Tự Minh, người có công hai lần đánh đuổi quân Tống xâm lược, bảo vệ lãnh thổ quốc gia Đại Việt, thế kỷ XII.
Chuông Chùa Viên Minh là loại Chuông lớn, cao 160 cm (thân cao 132 cm, quai cao 28 cm); đường kính rộng 95 cm (miệng). Về trang trí họa tiết hoa văn, phần thân tạo thành ba lớp đường viền cân xứng từ trên xuống, ba lớp đường viền tròn chạy quanh thân chuông; những đường viền này giao tiếp nhau, ở chính điểm giao tiếp được trang trí các núm chuông, các núm chuông này được bố cục gồm 6 núm bao quanh thân chuông, đúc nhô cao để gõ tạo sự ngân vang; phần diềm xung quanh núm chuông trang trí hình cánh sen, biểu tượng của sự trường tồn của nhà Phật; ở các mặt nhẵn phần thân có khắc nhiều chữ Hán, nội dung bài minh chuông này có nội dung chủ yếu là ca ngợi cảnh đẹp châu Thạch Lâm, thắng tích chùa Viên Minh và việc trùng tu tôn tạo, sửa sang lại chùa; đặc biệt trên chuông còn ghi niên hiệu: Long Phi, Càn Thống chi thập cửu niên Tân Hợi cốc nhật (tạm dịch: Ngày lành năm Tân Hợi, niên hiệu Càn Thống thứ 19 (1611)). Phần quai chuông được trang trí họa tiết biểu tượng con rồng quấn quanh tạo thành 4 chân trụ rất chắc để treo chuông, đây chính là 4 chân của con rồng.
Chuông đền Quan Triều, về cơ bản giống chiếc chuông ở chùa Viên Minh, nhưng về kích thước to hơn. Chuông cao 178 cm (thân cao 142 cm, quai cao 36 cm), đường kính 106 cm (miệng). Nhân dân địa phương thường gọi quả chuông này là chuông đực (chuông chùa Viên Minh là chuông cái). Về họa tiết hoa văn, trang trí các đường viền ngang, dọc chạy xung quanh thân chuông và được tiếp nối bởi các đường giao nhau là các núm chuông. Chuông không có khắc chữ. Trang trí con rồng ở phần quai cũng giống với họa tiết hoa văn con rồng ở chuông chùa Viên Minh. Hiện chiếc chuông này một chân của con rồng ở phần quai đã bị mất.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Chủ tịch UBND các cấp nơi có Bảo vật quốc gia; các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ; người đứng đầu ngành, tổ chức được giao quản lý Bảo vật quốc gia được công nhận nêu trên trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý đối với Bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.


Nguồn tin: baochinhphu.vn

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2017

Các món ăn truyền thống ngày Tết ở Cao Bằng
Thứ năm 12/01/2017 14:00
Trên mâm cỗ ngày Tết của người Cao Bằng cũng giống như tất cả các vùng, miền khác khắp cả nước không thể thiếu món bánh chưng, gà luộc, nem rán, canh miến, canh măng... Ngoài ra, có những món ăn truyền thống, như: Thịt lợn, thịt vịt lạp; thịt thính; thịt sấy khô; mắm thịt, mắm cá, mắm tôm tép..., với cách chế biến riêng cùng các gia vị đặc trưng: Mác mật, gừng đá (khinh phja)... tạo cho món ăn mang đậm phong vị đặc trưng của miền núi vùng cao, độc đáo, hấp hẫn, ăn một lần nhớ mãi không quên.
    Món thịt lợn, thịt vịt lạp thường được người dân ở những vùng núi cao nhiệt độ thấp ở các huyện: Thông Nông, Trùng Khánh... chế biến dự trữ từ trước Tết. Người ta chế biến thịt lợn lạp, thịt vịt lạp sau khi 2 - 3 nhà mổ chung lợn, thời tiết rét có thể để dành sau Tết ăn 1 đến 2 tháng. Cách chế biến thịt lợn, thịt vịt lạp khá đơn giản: Thịt lợn hoặc vịt cắt thành miếng vừa ý chừng 3 lạng đem rửa bằng rượu, sau đó, ngâm với nước muối đậm đặc rồi sâu, treo từng sào ở nơi cao sát mái nhà hoặc song song với hoành mái để ăn dần.
    Lạp sườn treo gác bếp - món ăn truyền thống sử dụng trong những bữa ăn hằng ngày và là món ăn không thể thiếu ngày Tết của người Cao Bằng.
    Món lạp sườn (người Tày, Nùng thường gọi phóng xòong) rất phổ biến ở Cao Bằng được chế biến quanh năm và đã trở thành món ăn đặc sản được nhiều người ưu chuộng. Lạp sườn Cao Bằng nhìn gần giống với lạp xưởng của miền xuôi nhưng hương vị khác đôi chút khi ăn có mùi khói ám vào do được treo trên gác bếp khoảng 1 - 2 tháng thì mới ăn và có hương vị đặc trưng riêng chỉ có ở Cao Bằng. Lòng lợn được rửa sạch nhiều lần, cuối cùng rửa bằng rượu sau đó sẽ phơi khô, thổi bong bóng để làm lớp bao bọc bên ngoài lạp sườn. Nhân lạp sườn làm bằng thịt vai, thịt mông lợn hoặc thịt thăn băm nhỏ, ướp các loại gia vị và cho vào một ít rượu để lên men sau đó sẽ nhồi vào lòng lợn đã được thổi bong bóng. Sau khi làm xong, thịt được phơi khoảng ba nắng và mang vào treo ở gác bếp để khói và hơi nóng của lửa giúp thịt thơm ngon mang hương vị riêng. Lạp sườn thường được rán, nướng hoặc hấp và cắt ra thanh từng lát để ăn. Trong mâm cỗ ngày Tết ở Cao Bằng, sau món thịt gà luộc, đây là món ăn không thể thiếu.
    Món thịt trâu, bò sấy khô chính là món ăn truyền thống, độc đáo của Cao Bằng. Miếng thịt được thái thành miếng khoảng 9 cm xâu vào que dài chừng 70 - 80 cm, đem nướng trên than hồng cho đến khi ráo nước. Sau đó buộc thành từng bó đem để lên gác bếp, các xâu thịt tiếp tục khô. Khi muốn ăn phải ngâm thịt sấy chừng nửa buổi mới thái để chế biến được. Ngày Tết, thịt sấy khô được thái miếng mỏng vừa xào với lá tỏi tươi làm món ăn mặn; nướng trên bếp than củi sau đó đập dập và xé nhỏ để những người đàn ông nhắm rượu ngày Tết rất tuyệt.
    Món thịt nạc xá xíu cũng là món ăn truyền thống ngày Tết của Cao Bằng từ lâu đời. Để làm thịt xá xíu cần thịt mông ngon để cả tảng to rồi trần qua nước sôi, vớt ra, khía vài khía trên tảng thịt, xoa đều nước mắm, mì chính để một lúc cho ngấm rồi đem om trong chảo mỡ, đun lửa nhỏ. Thịt chín dần, săn lại, để thịt đẹp và tăng hương vị, người ta phết ít mật ong bên ngoài miếng thịt nên khi thịt xá xíu chín sẽ sẫm một màu nâu đỏ như mật mía. Dao thái thịt xá xíu phải là loại dao sắc, mỏng chuyên của Phúc Sen (Quảng Uyên) để thái miếng thịt thành lát mỏng, mép viền màu đường mật, mặt miếng thịt mịn như lát gạch. Thịt xá xíu ngọt, chắc mà không dai, mềm mà không bở.
    Thịt thính là món ăn thường chỉ được chế biến vào ngày Tết ở những xóm, bản vùng cao của Cao Bằng. Vật liệu chủ yếu là bì lợn được luộc kỹ, thái thành sợi và bột gạo nếp đã được rang chín đem xay thành bột mịn. Trộn hai nguyên liệu với nhau và gia vị vừa đủ là ta có món thịt thính thơm, ngon hấp dẫn.
    Món mắm thịt, mắm cá, mắm tôm tép là món ăn khá phổ biến của các dân tộc ở Cao Bằng khi xưa. Nhưng hiện nay do nhiều yếu tố tác động móm mắm này chỉ còn được một số ít người dân tại các vùng sâu, vùng xa chế biến. Món mắm thịt, cá nay là món ăn đặc sản khó tìm mà mọi người dân Cao Bằng đều muốn có được để ăn trong nhưng ngày Tết vì hương vị thơm ngon tự nhiên. Thịt hay cá, tôm tép bắt được tại các con sông, suối làm chín cho muối vừa vào, sau đó bỏ vào vò rượu nếp cái (tiếng dân tộc gọi là lẩu van) được nấu trước đó sau 15 - 20 ngày hay 1 - 2 tháng có thể đem ra nấu lên ăn trực tiếp với cơm hoặc làm nước chấm rất thơm và đậm đà...
    Vùng đất Cao Bằng với nhiều dân tộc cùng sinh sống: Kinh, Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán Chỉ, Lô Lô... cư trú xen kẽ nhau nên ngoài những món ăn truyền thống nêu trên mỗi dân tộc lại có những món ăn đặc trưng riêng của dân tộc mình trong ngày Tết, như: Người Mông có món chuột rừng om, bánh dày, bánh ngô (pẻng pá), tiết canh, lòng lợn xào; người Dao đỏ có món nộm thịt lợn, bún..., tạo nên mâm cỗ ngày Tết đa dạng, phong phú, hấp hẫn và đậm đà bản sắc dân tộc.
    Bên cạnh những món ăn mặn cổ truyền, khi vào bất cứ nhà nào của đồng bào vùng cao ở Cao Bằng trong những ngày Tết mọi người đều được chủ nhà tiếp đón nồng hậu bằng những món quà bánh ngày Tết rất đặc trưng, như: Bánh khảo, chè lam, khẩu sli..., được những người phụ nữ trong các gia đình tự tay chế biến kỳ công từ các nông sản có sẵn: Gạo nếp, mật mía, mật ong, lạc..., tạo nên những món quà Tết ngon ngọt như chính tấm lòng chân thành, mến khách của đồng bào vùng cao non nước Cao Bằng.
    Phúc Khang

    11 số điện thoại đường dây nóng về ATGT dịpTết Đinh Dậu

    Thứ ba 17/01/2017 06:00
    Ngày 16/1, Ủy ban ATGT Quốc gia đã công bố 11 số điện thoại đường dây nóng đảm bảo ATGT trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu và mùa lễ hội Xuân 2017.
      Theo đó, các thông tin về việc tăng giá vé, chở quá số người quy định trên các lĩnh vực vận tải hành khách đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không sẽ được phản ánh đến số điện thoại của Tổng cục Đường bộ Việt Nam gồm: 0983608989; 09159080850916608085; số điện thoại của Bộ GTVT gồm: 0962665953; 0964045445;0977497891.
      Đồng thời, các thông tin về tình hình trật tự giao thông, tai nạn giao thông sẽ được phản ánh về các số điện thoại của Ủy ban ATGT Quốc gia gồm 0868911911; 09413296340985465896; 0995918666. Ngoài ra, các thông tin về trật tự ATGT, xử phạt vi phạm giao thông được phản ánh vê Cục CSGT số điện thoại: 0692342608.
      Theo ông Nguyễn Trọng Thái, Chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia, nét mới của năm nay là các số điện thoại đường dây nóng sẽ do lãnh đạo các cơ quan, đơn vị cầm để xử lý. Vì vậy, việc tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh sẽ nhanh và có hiệu quả cao hơn do rút gọn được quy trình. Đồng thời thẩm quyền và hiệu lực chuyển tiếp tới các cơ quan, đơn vị liên quan xử lý sẽ tối ưu hơn. Như vậy, mọi ý kiến thắc mắc về quy định giá cước vận tải trong dịp Tết sẽ được trả lời trực tiếp tới người dân. Những thông tin vi phạm về kinh doanh vận tải do người dân cung cấp cũng sẽ được chuyển đến các cơ quan chức năng tại địa phương. CSGT các địa phương cũng sẽ bố trí lực lượng dừng xe, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp nhà xe vi phạm.
      Đồng thời, lực lượng TTGT và các bến xe cũng sẽ tiến hành kiểm tra, xử lý nghiêm các xe thu phụ thu giá vé cao so với quy định, hoạt động không có phù hiệu hoặc không có phiếu xuất bến.
      Theo SGG

      Hai đối tượng bị truy nã đặc biệt sa lưới

      TP - Ngày 15/1, Công an tỉnh Lạng Sơn cho biết, vừa bàn giao hai đối tượng: Đặng Huy Thanh (SN 1975, trú tổ 10, khối 9, phường Vĩnh Trại, TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn); Đặng Văn Long (SN 1988, trú tại Thanh Nhật, Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng) cho Công an TP Hà Nội và Bộ Công an xử lý theo quy định của pháp luật.
      Trước đó, thông qua trao đổi công hàm, Công an Quảng Tây (Trung Quốc) đã bắt giữ, trao trả 2 đối tượng truy nã nguy hiểm trên cho Công an tỉnh Lạng Sơn tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn. Theo tài liệu điều tra, Thanh vận chuyển 20 bánh ma túy qua địa bàn tỉnh Hòa Bình và đã bị Công an Hà Nội phát hiện. Trong lúc bị vây bắt, Thanh đã tung 2 quả lựu đạn về phía lực lượng công an và trốn chạy. Long tham gia đường dây vận chuyển ma túy với số lượng lớn từ Sơn La về Cao Bằng. Khi đường dây ma túy bị bóc gỡ, cả hai đã chạy trốn sang Trung Quốc.
      Ads by AdAsia

      Cao Bằng thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm soát tải trọng năm 2016

      Trạm Kiểm tra tải trọng xe Cao Bằng do tỉnh thành lập đã hoàn thành tốt nhiệm vụ dù còn gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát tải trọng xe, đường điện và kết nối về trung tâm chập chờn...
      Là lực lương nòng cốt, có nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc kiểm tra xử lý các hoạt động sai phạm trong lĩnh vực vận tải trên địa bàn tỉnh, ngay từ khi thành lập theo chủ trương chung của toàn quốc về việc kiểm soát các phương tiện tham gia giao thông không thực hiện theo đúng quy định về quá khổ, quá tải, thực hiện kế hoạch số 48/KH-SGTVT ngày 08/01/2016 của Sở GTVT tỉnh Cao Bằng về việc kiểm soát tải trọng, trạm KTTTX trực thuộc Thanh tra Sở Giao thông vận tải đã được lập nên.
      Kiểm tra tải trọng phương tiện vận tải.
      Trạm KTTTX Cao Bằng do tỉnh thành lập, quân số hiện nay gồm 15 đồng chí, trong đó thanh tra giao thông 8 đồng chí (trong đó có 02 đ/c lái xe 01 đ/c làm trạm trưởng), nhiệm vụ của TTGT quản lý và vận hành trạm cân, CSGT 07 đồng chí, 01 đồng chí làm trạm phó, nhiệm vụ của CSGS dừng phương tiện và lập biên bản vi phạm hành chính.
      Do đặc thù là một tỉnh miền núi cao, có biên giới giáp với nước bạn Trung Quốc, và là điểm cuối của quốc lộ 3 đi qua, trạm KTTTX luôn được sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở giao thông vận tải và công an tỉnh Cao Bằng, trực tiếp là thanh tra Sở giao thông vận tải Cao Bằng và Phòng PC67 công an tỉnh Cao Bằng, trong việc tổ chức thực nhiện, chỉ đạo theo chương trình, kế hoạch công tác đã đề ra, xong bên cạnh đó cũng còn nhiều khó khăn đặc thù.
      Hiện nay tại Quốc lộ 3 chưa xây dựng được ví trí đặt cân nên rất khó khăn trong việc lựa chọn vị trí đặt cân, phương tiện vận tải có hiện tượng trốn tránh trạm cân, do vậy trạm cân rất khó khăn trong việc kiểm soát tải trọng xe chở hàng vượt quá tải trọng, việc bắt buộc hạ tải đối với các phương tiện vi phạm về tải trọng gặp nhiều khó khăn trong việc tìm bến bãi hạ tải, đặc biệt là các mặt hàng dễ hư hỏng, các phương tiện chở hàng tạm nhập tái xuất đều được kẹp chì.
      Việc hạ tải đòi hỏi phải có sự tham gia của nhiều ngành, do đường điện ở cuối nguồn nên rất yếu vào giờ cao điểm, ảnh hưởng đến việc KTTTX, trang thiết bị phục vụ của trạm do một số bộ phận phải để ở ngoài trời, thời gian sử dụng đã dụng đã lâu nên các thiết bị hay chập chờn không ổn định nên những lúc hỏng thiêt bị lại phải gửi về công ty HANEL để sửa chữa.
      Việc trang bị cho trạm cân bộ cân phục vụ cho công tác KTTTX, phần mềm, đường truyền còn chậm, máy tính thường xuyên ngắt đường truyền về tổng cục nên khi sử dụng liên tục chưa đạt hiệu quả cao, việc chấp hành của các phương tiện, về cơ bản đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của các doanh nghiệp vận tải, chủ phương tiện.
      Tuy nhiên một số lái xe, chủ phương tiện vẫn tìm cách né tránh trạm cân KTTTX, do vậy việc xử lý các loại phương tiện né tránh trạm cân vẫn chưa được triệt để. Lực lượng bố trí làm việc tại trạm còn mỏng nên tổ tuần tra, kiểm soát lưu động để xử lý các xe vi phạm có hành vi trốn tránh trạm KTTTX lưu động và sang tải hàng hóa chưa được thường xuyên, có hiện tượng lái xe tập chung dồn cùng nhau đi, khi bị dừng kiểm tra nhiều lái xe không hợp tác mà đóng cửa bỏ đi gây khó khăn cho lực lượng làm nhiệm vụ, gây ùn tắc giao thông kéo dài.
      Lực lượng tham gia tại trạm cân còn phải kiêm nhiệm việc ở cơ quan nên quân số ca trực nhiều lúc không đủ người, cơ sở vật chất, điều kiện sống tại trạm còn thiếu thốn và khó khăn chưa đáp ứng và đảm bảo sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ.
      Mặc dù vậy, với sự cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ của trạm cân, sự phối hợp nhịp nhàng của lực lượng cảnh sát giao thông thuộc PC 67 công an tỉnh Cao Bằng trạm đã lên kế hoạch cụ thể, tổ chức ra quân tuyên truyền, phát tờ rơi hướng dẫn cho các doanh nghiệp vận tải, các chủ hàng, chủ bến bãi bốc xếp hàng hóa và lái xe tuân thủ các quy định của Pháp luật trong lĩnh vực TTATGT.
      Yêu cầu đại diện các bến bãi bốc xếp hàng hóa tại cửa khẩu các doanh nghiệp có giấy phép hoạt động đồng thời tuyên truyền cho các bến, bãi có giấy phép hoạt động. chấp hành tốt các quy định của Pháp luật về việc bốc xếp hàng hóa đúng tải trọng cho phép theo quy định của từng loại phương tiện.
      Trạm cân tổ chức thực hiện kiểm tra kiểm soát tải trọng xe 24/24 phân công các ca thành 03 ca công tác, thường trực kiểm tra tải trọng xe và nắm tình hình tại các tuyến đường như QL3, QL4, QL34 và các tuyến đường tỉnh lộ; Tuyến QL3 chủ yếu là phương tiện Container chở hàng tạm nhập tái xuất qua cửa khẩu Tà Lùng( Phục Hòa), xe Ben địa phương chở vật liệu xây dựng phục vụ nhu cầu xây dựng của tỉnh; Tuyến quốc QL4A chủ yếu các phương tiện chở gạo, thóc và các loại hàng hóa khác hoạt động; Tuyến QL34 phương tiện tham gia giao thông ít chủ yếu các phương tiện vật chuyển vận liệu xây dựng cho các công trình tình hình TTATGT không phức tạp.
      Các tuyến đường tỉnh lộ chủ yếu các phương tiện, chuyển tải hàng hóa để đến các huyện Trùng Khánh, Hạ Lang, tuyến đường 208 tình trạng mặt đường đã bị hư hỏng nhiều đoạn.
      Kết quả thực hiện kiểm soát tải trọng xe từ ngày 22/12/2015 đến ngày 22/12/2016 như sau: Tổng số lượt xe kiểm tra: 627 lượt, trong đó:
      - Kiểm tra, phát hiện và lập biên bản VPHC: 104 trường hợp; phạt: 236.650.000đ. Trong đó:
      + Vi phạm quá tải: 24 trường hợp; phạt: 107.200.000đ. tước GPLX 16 trường hợp.
      + Vi phạm quá khổ: 54 trường hợp; phạt 100.200.000đ, tước GPLX 54 trường hợp.
      + Vi phạm kích thước thành thùng: 5 trường hợp; phạt 4.800.000đ
      + Vi phạm khác: có 21 trường hợp, phạt 24.450.000đ, tước GPLX 9 trường hợp.
      + Tổng số GPLX bị tước: 79 trường hợp.
      Chia sẻ với chúng tôi, ông Nguyễn Hữu Lư phó chánh thanh tra kiêm trạm trưởng cho biết: Mặc dù còn rất nhiều khó khăn vất vả, xong về nhiệm vụ chính trị chúng tôi cố gắng nỗ lực hết mình để hoàn thành nhiệm vụ đạt kết quả cao nhất.
      Trong thời gian tới, để công tác kiểm soát xe chở hàng quá tải được thực hiện tốt hơn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thực hiện tốt các giải pháp: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động các chủ phương tiện, chủ hàng, chủ bến bãi và các hiệp hội vận tải chấp hành tốt quy định về vận tải hàng hóa bằng đường bộ.
      Tổ chức cho các chủ phương tiện, chủ hàng chủ bến bãi ký cam kết chấp hành việc bốc xếp hàng đúng tải trọng cho phép, phối hợp tốt các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh truyền hình tuyên truyền giáo dục pháp luật trong lĩnh vực TTATGT, phân công thường xuyên, nắm bắt tình hình hoạt động của các phương tiện vận tải trên các tuyến QL, tỉnh lộ, việc bốc xếp hàng hóa tại các bến bãi.
      Tăng cường tổ chức TTKS và KTTTX phát hiện các phương tiện vi phạm tiến hành lập biên bản xử lý theo quy định, tổ chức quân số đầy đủ, kiên quyết xử lý vi phạm để nâng cao hiệu quả hơn trong công tác, tiếp tục thực hiện theo chương trình, kế hoạch đã đề ra và thực hiện nhiệm vụ khi được cấp trên giao.
      Qua đây cũng mong rằng ban lãnh đạo Sở tạo mọi điều kiện thuận lợi và có phương án chỉ đạo kịp thời, đồng thời đề nghị ban lãnh đạo công an tỉnh triển khai công tác phối hợp đảm bảo an ninh trật tự tại trạm cân, có phương án phòng ngừa các hành vi không chấp hành việc kiểm tra tải trọng; ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm, và có giải pháp đối với những trường hợp lái xe không chấp hành hiệu lệnh yêu cầu kiểm tra tải trọng xe, đề nghị cấp trên khảo sát và xây dựng bãi hạ tải để phục vụ cho việc hạ tải đối với xe quá tải, tăng cường trang thiết bị, cở sở vật chất cho các cán bộ chiến sĩ phục vụ tại trạm KTTTX.
      Hoàng Chiến- Công Viễn/KD&PL

      Thứ Năm, 12 tháng 1, 2017

      Đã có kết luận chính xác hộp xốp, đồ nhựa dùng một lần có thể phá hủy gan và gây ung thư nghiêm trọng


      Không phải thắc mắc gì nữa, giờ thì “cạch” hẳn ra nhé chị em!!!
      Thói quen sử dụng hộp xốp, đồ nhựa dùng 1 lần để đựng thức ăn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người tiêu dùng; có thể phá hủy gan, gây ung thư cao.
      Nhiều quốc gia trên thế giới đã “tẩy chay” đồ nhựa dùng một lần vì lo ngại ô nhiễm môi trường và hiểm họa khôn lường tới sức khỏe con người. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn “thản nhiên” sử dụng, coi đó là vật dụng không thể thiếu để đựng thức ăn nhanh hàng ngày.
      Do cuộc sống hiện đại bận rộn, đa số người đi làm chọn cơm tiệm ăn qua loa cho xong bữa trưa, có người tỉ mỉ hơn thì nấu cơm bỏ hộp nhựa mang đi làm. Tuy nhiên, thói quen này vô tình khiến một ngày ta nạp vào cơ thể kha khá chất độc hại từ hộp xốp và hộp nhựa đựng cơm.
      Sử dụng hộp xốp có thể làm phá hủy gan
      Kỹ sư Vũ Tân Cảnh, Phòng Vật liệu Polyme và Compzit, Viện Khoa học Vật liệu thuộc Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam cảnh báo trước thói quen dùng hộp xốp đựng thực phẩm vô tộ vạ của người dân hiện nay.
      Theo Kỹ sư Cảnh, nguyên liệu chính để chế tạo hộp xốp không an toàn là một loại nhựa nhiệt dẻo có tên là Polystiren phân tử thấp, do vậy nó chỉ được dùng để đựng thức ăn nguội, còn đựng thức ăn nóng là điều tối kỵ. Vì nhiệt từ thức ăn nóng sẽ khiến loại nhựa này giải phóng ra một chất độc có tên là monostyren, ngấm vào thức ăn, ăn vào sẽ cực hại cho gan, cũng như gây ra nhiều bệnh khác.
      canh-giac-voi-hop-xop-do-nhua-dung-1-lan-co-the-pha-huy-gan-gay-ung-thu_2801208
      Ảnh minh họa : Nguồn Internet
      Tiến sĩ Lâm Quốc Hùng, Cục vệ sinh an toàn thực phẩm Bộ Y tế cũng cho biết: “Vì hộp xốp sản xuất từ PS nên chỉ dùng để chứa đựng, bảo quản thực phẩm đối với thực phẩm có nhiệt độ dưới 70 độ C. Các loại hộp xốp chứa đựng thực phẩm chỉ nên dùng một lần và tạm thời, không nên dùng hộp xốp để chứa đựng và bảo quản thực phẩm trong thời gian dài ngày.
      Sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần gây ung thư cao
      Với tính năng nhẹ, bền, dễ sử dụng,… đồ nhựa dùng một lần đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng. Những chế phẩm này rất được ưa chuộng tại những cửa hàng đồ uống, đồ ăn nhanh hay trong những buổi party, picnic dã ngoại.
      Tuy nhiên, chính vật dụng tiện lợi, hữu ích và tưởng chừng như vô hại này lại chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn tới sức khỏe.
      canh-giac-voi-hop-xop-do-nhua-dung-1-lan-co-the-pha-huy-gan-gay-ung-thu_2803750
      Ảnh minh họa
      Theo các nhà khoa học Mỹ và Canada, các loại cốc nhựa dùng một lần trên toàn thế giới đều được sản xuất từ loại nhựa gọi là Polystyrene hay chính là nhựa mang nhãn số 6.
      Polystyrene (viết tắt và thường gọi là PS) là một loại nhựa khá rẻ tiền, có màu trắng, trọng lượng nhẹ, tính dẻo nên thường được sử dụng trong khâu đóng gói bao bì.
      Báo cáo nghiên cứu của Chương trình độc chất học quốc gia của Mỹ cho biết, chất Polystyrene khi gặp nhiệt độ thấp hoặc nhiệt độ cao có thể giải phóng ra chất Styrene vô cùng độc hại.
      Styrene là một chất gây ung thư, có thể phá hủy DNA trong cơ thể người, gây dị tật thai nhi, rối loạn hệ thần kinh (mệt mỏi, căng thẳng, mất ngủ), ảnh hưởng đến nồng độ máu (lượng tiểu cầu thấp, gây đột quỵ).
      Đặc biệt, chất Styrene là rất dễ xâm nhập vào cơ thể. Và dù nhiễm độc với nồng độ nhỏ cũng có thể để lại hậu quả xấu đối với sức khỏe.
      Ngoài ra, trong các sản phầm nhựa còn thường chứa một chất BPA được chứng minh có khả năng gây ung thư, tác động đến não làm chậm phát triển, gây viêm gan, rối loạn nội tiết và vô sinh.
      Vì vậy, mọi người nên hạn chế sử dụng hộp xốp, đồ nhựa dùng một lần vừa để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình, vừa để bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp.
      Theo WTT

      Thứ Tư, 11 tháng 1, 2017

      Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tặng quà Tết người nghèo tại Lạng Sơn và Cao Bằng


      (Thanh tra) - Ngày 10/1/2017, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang - Chủ tịch danh dự Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cùng đoàn công tác Trung ương đến thăm, tặng quà Tết cho đồng bào nghèo, nạn nhân chất độc da cam tại tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng. Đoàn công tác Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tháp tùng Chủ tịch nước do đồng chí Trần Thị Hồng An, Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam dẫn đầu.

        Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tặng quà Tết người nghèo tại Lạng Sơn và Cao Bằng
        Nguyên Chủ tịch nước tặng bánh kẹo cho các em học sinh nghèo xã Đàm Thủy
        Tại huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn, nguyên Chủ tịch nước đã thăm và chúc Tết người dân xã Chi Lăng. Đây là một trong các xã vùng biên còn nhiều khó khăn củ Huyện. Nguyên Chủ tịch nước ghi nhận những chuyển biến tích cực của địa phương. Để có được những chuyển biến tích cực về kinh tế - sống xã hội, các cấp chính quyền và nhân dân các dân tộc địa phương  đã có nhiều nỗ lực, đoàn kết, sáng tạo chủ động vươn lên, đặc biệt đã có nhiều giải pháp mang lại hiệu quả chương trình nông thôn mới. Nguyên Chủ tịch nước cùng lãnh đạo Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trao tặng 100 suất quà cho các hộ nghèo, nạn nhân chất độc da cam, mỗi suất trị giá 1.100.000 đồng (gồm 1 túi quà bánh, kẹo trị giá 100.000 đồng và 1.000.000 đồng tiền mặt).  
        Cùng ngày, nguyên Chủ tịch nước cùng đoàn công tác tới thăm và làm việc tại tỉnh Cao Bằng. Tại đây, nguyên Chủ tịch nước đã thăm và tặng quà tết đồng bào nghèo, gia đình chính sách, bà con dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn ở xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh. Chủ tịch nước ghi nhận và biểu dương Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện đã có nhiều cố gắng trong việc cải thiện tỷ lệ hộ nghèo, tăng gia sản xuất; mong muốn trong thời gian tới, huyện cần đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, chăm lo cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách; ứng dụng khoa học công nghệ vào chăn nuôi, sản xuất. Đặc biệt trú trọng việc chăm lo đời sống các hộ dân vùng sát biên giới, hướng dẫn, hỗ trợ  người dân phát triển kinh tế, để người dân yên tâm góp phần giữ mốc chủ quyền biên giới đất nước. 
        Nguyên Chủ tịch nước cùng lãnh đạo Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trao tặng 100 suất quà cho các hộ nghèo, nạn nhân chất độc da cam, mỗi suất trị giá 1.100.000 đồng (gồm 1 túi quà bánh, kẹo trị giá 100.000 đồng và .1000.000 đồng tiền mặt). 
        Nhân dịp này, nguyên Chủ tịch nước đã trao tặng tượng trưng 20 con bò sinh sản, tổng trị giá 240 triệu đồng từ nguồn hỗ trợ của Công ty Cổ phần Dịch vụ kỹ thuật Điện lực Dầu khí Việt Nam cho các hộ nghèo huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng. 
        Cùng với chương trình tặng quà Tết cho người nghèo, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lạng Sơn tổ chức khám, chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí cho người dân tại địa phương. Chương trình do Công ty Cổ phần Dịch vụ kỹ thuật Điện lực Dầu khí Việt Nam tài trợ với tổng kinh phí là 130 triệu đồng.  600 người dân địa phương đã được các bác sỹ tình nguyện tận tình thăm khám, cấp thuốc miễn phí và tư vấn cách phòng tránh các bệnh thông thường. 
        Đàm Nhi 

        Muốn thoát nghèo, cán bộ và người dân Cao Bằng phải bỏ rượu trưa

        (PLO) - Trăn trở khi Cao Bằng còn là một trong 3 tỉnh có hộ nghèo cao nhất cả nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu tỉnh tuyên truyền cho người dân nuôi dưỡng khát vọng vượt nghèo, làm giàu, đồng thời lưu ý cán bộ, công chức, viên chức không được uống rượu buổi trưa và vận động người dân, đồng bào buổi trưa không đi uống rượu...
        Làm việc với lãnh đạo tỉnh Cao Bằng hôm nay, 9/1, Thủ tướng nhấn mạnh, cần tuyên truyền cho người dân tinh thần xóa bỏ tâm lý mặc cảm về định mệnh không thay đổi, từ đó nuôi dưỡng khát vọng vượt nghèo, làm giàu, tinh thần doanh nghiệp và ý chí phú cường của người dân, doanh nghiệp vùng địa đầu của Tổ quốc.
        “Nếu không có bộ máy tốt, đội ngũ mạnh thì khó có thể thành công trong tất cả các việc mà chúng ta bàn...”, Thủ tướng bày tỏ và lưu ý cán bộ, công chức, viên chức không được uống rượu buổi trưa. Đồng thời, cũng cần vận động người dân, đồng bào buổi trưa không đi uống rượu.
        Cũng tại cuộc làm việc, Thủ tướng chỉ đạo giải quyết một số việc cho huyện Bảo Lâm, huyện có đông đồng bào dân tộc nhất, nghèo nhất, xa xôi nhất, hẻo lánh nhất của cả nước, mà Thủ tướng đã tới thăm ngày hôm qua (8/1) sau 5 tiếng đồng hồ đi ô tô từ tỉnh lỵ. Thủ tướng yêu cầu bố trí cho huyện một xe cứu thương trước Tết Nguyên đán và một số cơ số thuốc, thiết bị y tế; một trụ sở cho xã Lý Bôn.
        Đánh giá cao Ngân hàng Chính sách xã hội trong việc cho người nghèo vay vốn sản xuất, Thủ tướng cho rằng đây là kênh tín dụng quan trọng, cần đẩy mạnh cho vay, giúp người dân thoát nghèo bền vững.
        Với tinh thần giao thông là một trong những điểm then chốt trong phát triển đối với Cao Bằng, Thủ tướng đồng ý với một số kiến nghị của tỉnh về hỗ trợ kinh phí xây dựng, nâng cấp một số tuyến đường.
        Nhân dịp Tết Nguyên đán sắp đến, Thủ tướng yêu cầu tỉnh quan tâm lo Tết thật tốt cho đồng bào, không để người dân thiếu đói, đứt bữa.

        P.Luat

        Thứ Hai, 9 tháng 1, 2017

        Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc tại các huyện Bảo Lâm, Trà Lĩnh (Cao Bằng)


         Font Size:     |        Print

        Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với học sinh Trường phổ thông dân tộc và Trường THPT dân tộc nội trú Bảo Lâm (huyện Bảo Lâm, Cao Bằng). Ảnh: thống nhất (TTXVN)
         Font Size:     |  
        Ngày 8-1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến thăm, tìm hiểu đời sống người dân tại xã Lý Bôn (huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng)- huyện có đông đồng bào dân tộc nhất, nghèo nhất, xa xôi nhất, hẻo lánh nhất của cả nước.
        Trực tiếp tìm hiểu, chứng kiến cuộc sống của người dân, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, mặc dù cuộc sống của bà con khá hơn trước, cơ sở hạ tầng tốt hơn, con em được học hành nhiều hơn nhưng đời sống vẫn còn nhiều khó khăn, vất vả. Thủ tướng chia sẻ với những cán bộ địa phương đã ngày đêm lăn lộn với địa bàn và đề nghị chỉ đạo quyết liệt hơn công tác xóa đói, giảm nghèo. Huyện, xã bàn chủ trương, biện pháp để giúp bà con có cuộc sống ấm no, thoát nghèo, trong đó tập trung vào trồng trọt và chăn nuôi.
        Thủ tướng lưu ý, cái lo quan trọng cho đồng bào ở đây chính là nâng cao dân trí. Dù khó khăn đến đâu, chúng ta cũng phải quan tâm đến việc học hành để có nền tảng dân trí tốt, xóa đói, giảm nghèo bền vững. Nguồn nhân lực quyết định sự phát triển của xã, của huyện và của tỉnh Cao Bằng. Do đó, cần phát triển hơn nữa các mô hình trường bán trú dân nuôi, làm trường tập trung cho con em học hành. Thủ tướng mong muốn, bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, trong đó có nguồn vốn cho vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, từng hộ dân phải có tinh thần tự lực, tự cường, vươn lên thoát nghèo. Nông dân thời đại mới càng phải học tập, nghiên cứu để làm ra sản phẩm nông nghiệp có chất lượng tốt. Bên cạnh đó, địa phương cần quan tâm công tác y tế, chăm lo sức khỏe nhân dân.
        Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao 100 suất quà của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tặng các hộ nghèo xã Lý Bôn.
        * Sáng cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ khánh thành Nhà máy Thủy điện Bảo Lâm 1 được xây dựng trên địa bàn xã Lý Bôn, tổng vốn đầu tư 915 tỷ đồng, công suất 30 MW, sản lượng điện trung bình hằng năm khoảng 124 triệu kW giờ, do Công ty cổ phần Xây lắp điện 1 làm chủ đầu tư, cung cấp nguồn năng lượng đáng kể cho hệ thống điện quốc gia. Đây cũng là dự án góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương, nhất là với huyện nghèo như Bảo Lâm.
        * Chiều cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm huyện miền núi Trà Lĩnh và thị sát cửa khẩu quốc gia Trà Lĩnh (Việt Nam) - Long Bang (TP Tịnh Tây, Quảng Tây, Trung Quốc).
        Tại đây, Thủ tướng dành thời gian thăm hỏi, nói chuyện động viên cán bộ, chiến sĩ các đơn vị, lực lượng tại cửa khẩu nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng một cửa khẩu an ninh, an toàn, hữu nghị và hiệu quả kinh tế cao.
        Thủ tướng đánh giá cao sự phát triển và giá trị gia tăng của hoạt động thương mại, dịch vụ tại cửa khẩu Trà Lĩnh; hoan nghênh huyện Trà Lĩnh mặc dù diện tích đất sản xuất không nhiều nhưng luôn chú trọng phát triển nông nghiệp tại chỗ và bước đầu hình thành được một số sản phẩm chuyên canh có ưu thế.
        Chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc huyện Trà Lĩnh, Thủ tướng cho rằng, nhiệm vụ trọng tâm của địa phương là phân tích nguyên nhân, có giải pháp cụ thể khắc phục tỷ lệ đói nghèo trên địa bàn còn ở mức cao. Tán thành với ý tưởng phát triển quy hoạch đô thị cửa khẩu Trà Lĩnh, Thủ tướng căn dặn chính quyền địa phương xây dựng quy hoạch bảo đảm văn minh, coi trọng công tác bảo vệ môi trường, điều kiện tự nhiên, điều kiện sống của người dân.
        Trao 100 suất quà tặng các hộ nghèo tại Trà Lĩnh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu tỉnh Cao Bằng và huyện Trà Lĩnh tổ chức cho nhân dân đón Tết Nguyên đán Đinh Dậu an toàn, vui tươi, nhất là đồng bào có hoàn cảnh khó khăn, sinh sống tại các vùng sâu, vùng xa.
        * Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm hỏi, nói chuyện và tặng quà cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu Trà Lĩnh - đơn vị làm nhiệm vụ bảo vệ cột mốc, đường biên trên đoạn biên giới trên đất liền dài hơn 26 km.
        Chia sẻ với những khó khăn, vất vả và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu Trà Lĩnh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn đơn vị ra sức khắc phục khó khăn, phấn đấu luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ biên cương Tổ quốc. Đi cùng với đó là tuyệt đối không lơ là, mất cảnh giác, bị động trong công tác; tích cực tham gia vào nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, phòng chống mua bán ma túy...
        PV

        Thủ tướng thăm đồng bào địa bàn “4 khó” của đất nước

        (Chinhphu.vn) - Hôm nay (8/1), trong ngày Chủ nhật đầu tiên của năm mới 2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm hỏi, tìm hiểu đời sống người dân tại xã Lý Bôn, huyện Bảo Lâm (tỉnh Cao Bằng), huyện có đông đồng bào dân tộc nhất, nghèo nhất, xa xôi nhất... cả nước.
        Thủ tướng thăm hỏi các em học sinh tại xã Lý Bôn, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
        Báo cáo Thủ tướng, lãnh đạo huyện Bảo Lâm cho biết, địa phương có 59.000 người, với tỷ lệ đồng bào dân tộc là hơn 99%, trong đó chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông, Tày, Nùng, Dao, Sán Chỉ. Đây là huyện biên giới có tỷ lệ hộ nghèo đa chiều còn lớn, trên 60%, nếu tính cả hộ cận nghèo là hơn 70%. Sản xuất trên địa bàn chủ yếu là nông nghiệp, trong đó phần lớn là chăn nuôi với tổng đàn gia súc gần 79.000 con, khoảng một nửa là đàn bò.
        Với xã Lý Bôn, hiện có 6 dân tộc với trên 5.400 nhân khẩu, sinh sống trên địa bàn có diện tích hơn 11.000 ha. Trong 1.069 hộ dân có khoảng 34% là hộ nghèo.
        Nói chuyện cũng như trực tiếp tìm hiểu, chứng kiến cuộc sống của người dân, Thủ tướng cho rằng, mặc dù “cuộc sống của bà con khá hơn, cơ sở hạ tầng tốt hơn, con em được học hành nhiều hơn” nhưng đời sống vẫn còn nhiều khó khăn, vất vả. Thủ tướng cũng chia sẻ vất vả của cán bộ địa phương đã ngày đêm lăn lộn trên địa bàn.
        “Vậy với địa bàn 4 cái khó, là nghèo nhất, xa xôi nhất, hẻo lánh nhất và có đồng bào dân tộc đông nhất thì chúng ta phải làm gì?”, Thủ tướng đặt vấn đề và đề nghị lãnh đạo địa phương phải chỉ đạo quyết liệt hơn nữa trong công tác xóa đói giảm nghèo. Huyện, xã bàn chủ trương, biện pháp để giúp bà con có cuộc sống ấm no, thoát nghèo, trong đó tập trung vào trồng trọt và chăn nuôi.

        “Lúa ở đây chưa phải có năng suất cao nhưng giúp bà con trang trải cuộc sống hằng ngày. Lúa ở đây như lương cơ bản của công chức. Lúa ở đồng bằng thì không đặt vấn đề lớn nhưng ở đây, hẻo lánh thế này thì bữa cơm hằng ngày rất quan trọng”, Thủ tướng lưu ý.
        Cái lo quan trọng không kém cho đồng bào ở đây, theo Thủ tướng, chính là nâng cao dân trí.
        Thủ tướng nói: Dù khó khăn đến đâu thì chúng ta đều quan tâm đến việc học hành của các cháu để có nền tảng dân trí tốt, để xóa đói giảm nghèo lâu dài. Nguồn nhân lực quyết định sự phát triển của xã Lý Bôn, của huyện Bảo Lâm và của tỉnh Cao Bằng. Do đó rất cần các hình thức bán trú dân nuôi, làm trường tập trung cho con em học hành. Càng làm nông dân thời đại mới, càng phải học tập, nghiên cứu để làm ra sản phẩm nông nghiệp có chất lượng tốt.
        Ảnh: VGP/Quang Hiếu
        Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng đề nghị địa phương quan tâm đến công tác y tế, chăm lo sức khỏe nhân dân và “sửa thói quen, tập quán lạc hậu” cho người dân.

        “Tôi nói ví dụ, đồng bào chúng ta hay uống rượu. Nếu uống rượu cả ngày thì làm sao làm việc được. Tôi nói với Tỉnh ủy Cao Bằng rằng buổi trưa, cán bộ, công chức cấm uống rượu. Còn đồng bào thì vận động dần từng bước trong giờ làm lao động, làm việc không nên uống rượu”, Thủ tướng chia sẻ.
        Thủ tướng cũng đề nghị tăng cường đoàn kết, giữ gìn an ninh trật tự, bảo tồn và phát huy văn hóa của các dân tộc trong huyện. Cùng với đó là bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội địa bàn huyện xa xôi như Bảo Lâm. Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, trong đó có nguồn vốn cho vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, từng hộ dân phải có tinh thần tự lực, tự cường, vươn lên thoát nghèo.
        Về một số kiến nghị của huyện Bảo Lâm, Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu để đưa vào danh mục công trình đầu tư một số hạng mục bức xúc trong kế hoạch 5 năm tới trên địa bàn huyện.
        Với xã Lý Bôn, Thủ tướng đồng ý hỗ trợ xã xây dựng trụ sở xã, bởi đây là xã cuối cùng của huyện Bảo Lâm chưa có trụ sở, nhưng với tinh thần tiết kiệm. Thủ tướng cũng đồng ý điều động 1 xe cứu thương cho huyện Bảo Lâm để cấp cứu bệnh nhân khi cần thiết từ huyện đi tỉnh hoặc Hà Nội.
        Với 803 hộ của xã chưa có điện, Thủ tướng cho rằng đây là con số lớn và giao ngành điện lực, nhà máy điện trên địa bàn có phương án hỗ trợ, xử lý giải quyết. Thủ tướng cũng yêu cầu lãnh đạo tỉnh Cao Bằng trong việc quy hoạch lại, vận động dân cư sao cho hợp lý để có thể thuận lợi kéo điện đến các hộ dân.
        Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng chúc Tết sớm huyện ủy, chính quyền và nhân dân địa phương huyện Bảo Lâm, trong đó có xã Lý Bôn, đón Tết vui vẻ, đầm ấm, an toàn và tiết kiệm. Chỉ còn 20 ngày nữa là Tết, chính quyền địa phương phải bảo đảm đủ nguồn hàng phục vụ người dân. Thủ tướng chỉ đạo xã và huyện không được để người nào đứt bữa, khó khăn trong dịp Tết.

        “Các đồng chí phải kiểm tra, đừng để Huyện ủy, Ủy ban nhân dân ăn Tết tốt còn người dân thì chỗ này chỗ khác khó khăn. Đồng chí Bí thư phải đi sát, chứ không chỉ ở trung tâm xã, cho đoàn kiểm tra xuống xem đồng bào đón Tết ra sao”, Thủ tướng nói và cho biết sẵn sàng hỗ trợ gạo cho huyện để lo Tết cho người dân.
        Ảnh: VGP/Quang Hiếu
        Cũng trong sáng nay, tại xã Lý Bôn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự lễ khánh thành Nhà máy Thủy điện Bảo Lâm 1 với tổng vốn đầu tư 915 tỷ đồng. Nhà máy có công suất 30 MW, sản lượng điện trung bình mỗi năm khoảng 124 triệu kWh. Nhà máy do Công ty cổ phần Xây lắp điện 1 làm chủ đầu tư, Công ty cổ phần Công nghiệp xây dựng Toàn Phát làm tổng thầu xây dựng. Đây cũng là dự án góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương, nhất là với huyện nghèo như Bảo Lâm.
        Đức Tuân