Thứ Ba, 24 tháng 10, 2017

ĐÁM HÔ HÀO“DÂN CHỦ, NHÂN QUYỀN” Ở ĐÂU KHI THIÊN TAI XẢY ĐẾN ?

       Do ảnh hưởng của không khí lạnh và áp thấp nhiệt đới, từ ngày 9 đến 12/10  tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã gây ra mưa lớn và ngập cục bộ, sạt lở đất ở nhiều nơi, gây ra những thiệt hại hết sức nghiêm trọng đến thời điểm hiện tại đã thống kê được 72 người chết, 30 người mất tích; 33 người bị thương; trên 200 nhà dân bị sập, gần 50.000 nhà bị ngập, 2.300 gia đình phải di dời khẩn cấp; 9.300 gia súc và khoảng 300.000 gia cầm bị chết, bị cuốn trôi... Hình ảnh lực lượng bộ đội, công an các địa phương không quản ngày đêm vất vả giúp bà con di dời những tài sản giá trị khỏi vùng lũ, dầm mình trong mưa cứu những bông lúa của dân bị chìm trong biển nước hay hình ảnh chú chó nghiệp vụ tên Kha thuộc K20 – Bộ tư lệnh Cảnh sát cơ động mải miết truy tìm những người đang bị vùi trong những mét khối đất đá tại tỉnh Hòa Bình, ngập tràn trên các phương tiện truyền thông mấy ngày qua quả thật hết sức xúc động.
Các cán bộ, chiến sĩ bắt tay vào tìm kiếm cứu nạn

Huy động chó nghiệp vụ tìm nạn nhân bị vùi lấp ở Hòa Bình
Cả nước từ trung ương đến địa phương đang tích cực kêu gọi, chung tay cùng nhau hướng về những nơi đồng bào đang gặp khó khăn, chia sẻ cho nhau bằng những hành động hết sức thiết thực và ý nghĩa nhằm giúp bà con sớm ổn định cuộc sống. Hàng trăm chuyến hàng cứu trợ, bao gồm quần áo, sách vở, thuốc men... đã đến với đồng bào bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Những khi như vậy mới thấy tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của nhân dân ta thật cao quý đáng trân trọng biết bao. Nhưng tuyệt nhiên từ thời điểm đó đến nay tịch không một lời kêu gọi, chia sẻ ủng hộ đồng bào bị thiên tai nào từ đám tự nhận là những nhà đấu tranh cho “dân chủ, nhân quyền” của Việt Nam như Quang A, Phạm Đoan Trang, Hà Sĩ Phu, Phạm Chí Dũng... Trên cộng đồng mạng vẫn chỉ là những bài viết, những video hô hào dân chủ, nhân quyền, tuyên truyền đòi biểu tình lật đổ chế độ “nhạt hơn nước ốc” được lặp đi lặp lại. Phải chăng họ là những con người vô cảm, chỉ biết đến bản thân, ngậm miệng nhận những đồng tiền nhơ bẩn từ Tổ chức khủng bố Việt Tân, từ Hội anh em dân chủ và những tổ chức phản động khác để tuyên truyền chống nhà nước, phá hoại sự hòa bình, ổn định của Việt Nam. Ông bà ta có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã” cũng là người Việt Nam, cội nguồn là con rồng cháu tiên mà sao họ thật vô cảm và điên rồ đến vậy ?

Các ban ngành, lực lượng (UBTWMTTQ, CAND) chung tay quyên góp ủng hộ đồng bào vùng bão lũ
Nhân dân hãy đồng lòng lên án sự vô cảm, ngu muội và hành vi phá hoại ổn định đất nước của những kẻ hoang tưởng, điên rồ như Nguyễn Viết Dũng, Trần Thị Nga, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Quang A hay Phạm Đoan Trang... Cũng đề nghị chính quyền có những biện pháp mạnh tay hơn để những kẻ điên rồ và ảo vọng về những hoạt động mà chúng tự gọi là vì “dân chủ”, “nhân quyền” của Việt Nam sớm được tỉnh ngộ.
Nhóm PV

Thứ Năm, 19 tháng 10, 2017

CHẶN ĐỨNG 210KG XÚC XÍCH TỪ BÊN KIA BIÊN GIỚI NHẬP LẬU VÀO CAO BẰNG

        Vừa qua, tại tổ 11, phường Tân Giang, thành phố Cao Bằng, lực lượng chức năng tỉnh Cao Bằng đã bắt giữ đối tượng  Hoàng Văn An, sinh năm 1984, trú tại xã Phong Châu, huyện Trùng Khánh đang đang vận chuyển xúc xích nhập lậu bằng xe khách mang BKS 11B – 0.0114 đem đi tiêu thụ.


Xúc xích lậu bị thu giữ
          Tiến hành kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện số xúc xích nặng 210kg. Toàn bộ số hàng hóa trên không có giấy tờ kiểm dịch hay bất cứ hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. 
Qua làm việc, đối tượng An khai nhận chở thuê 210kg xúc xích từ một người lạ mặt ra thành phố Cao Bằng tiêu thụ. Hiện nay, toàn bộ số hàng trên đã bị lực lượng chức năng lập biên bản tịch thu chờ tiêu hủy, đồng thời xử lý vi phạm hành chính số tiền 4 triệu đồng đối với đối tượng về hành vi vận chuyển hàng hóa nhập lậu.

Xúc xích không rõ nguồn gốc xuất xứ đang là mối ẩn họa khôn lường bởi sự ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng.

Xúc xích là món ăn quá quen thuộc với rất nhiều người, thậm chí đây còn là loại đồ ăn “khoái khẩu” của không ít những bạn trẻ, đặc biệt là trẻ em. Tuy nhiên, nếu như sử dụng xúc xích không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ tiềm ẩn nguy hại khôn lường cho sức khỏe của người tiêu dùng. Vì vậy, người tiêu dùng cần lưu ý với những thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, nên sử dụng những sản phẩm ghi rõ thông tin để đảm bảo sức khỏe.

Thứ Tư, 18 tháng 10, 2017

BẮT VỤ VẬN CHUYỂN PHÁO LẬU TẠI CAO BẰNG

Tối ngày 02/10/2017, tại bến xe khách thành phố Cao Bằng, lực lượng chức năng tỉnh Cao Bằng đã phát hiện và bắt giữ đối tượng Trần Thị Lượng, sinh năm 1968, trú tại huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình có hành vi vận chuyển pháo lậu về Hà Nội.
Đối tượng bị bắt giữ cùng tang vật
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện nhiều hộp pháo hoa có xuất xứ Trung Quốc được cất giấu trong 02 vali kéo và 02 hộp giấy cát tông, với tổng trọng lượng 60kg.
 Lực lượng chức năng đã lập biên bản và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 8 triệu đồng đối với Trần Thị Lượng về hành vi quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm.
Toàn bộ 60 kg pháo hoa đang được kiểm tra
Hiện, số tang vật đã bị thu giữ và sẽ tiến hành tiêu hủy theo quy định của pháp luật.
Hành vi kinh doanh, mua bán và vận chuyển các loại pháo nổ không chỉ vi phạm pháp luật mà còn có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản. Nhưng vì lợi nhuận trước mắt mà nhiều người đã bất chấp tất cả khiến hậu họa từ pháo và các chất nổ gây ra hết sức đau lòng. Càng gần Tết Nguyên Đán tình hình vận chuyển buôn bán pháo lậu càng diễn ra phức tạp với rất nhiều thủ đoạn tinh vi. Để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi nguy hiểm này, lực lượng chức năng cho biết sẽ quyết liệt hơn trong công tác vận động tuyên truyền đối với quần chúng nhân dân cũng như xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm. 

Thứ Hai, 16 tháng 10, 2017

Lễ thu hồn vía cho lúa của người Tày

Đối với người Tày Cao Bằng, gần như tháng nào trong năm cũng có ngày lễ, tết; mỗi ngày lễ, tết đều có nguồn gốc và ý nghĩa khác nhau, nhưng tất cả đều hàm chứa những giá trị văn hóa nhân văn sâu sắc. Điển hình có lễ khoăn khẩu - lễ thu hồn vía cho lúa.
    Những cánh đồng lúa chín vàng ở Bảo Lạc. Ảnh: Kim Xuân
    Trong kho tàng tri thức dân gian của người Tày có rất nhiều phong tục, nghi lễ gắn với nền kinh tế nông nghiệp lúa nước, như: khai vài xuân, cúng mỏ nước, cầu mùa, cầu mưa, diệt sâu bọ, khoăn vài - lễ thu hồn vía cho trâu, khoăn khẩu - lễ thu hồn vía cho lúa. 
    Lễ khoăn khẩu có hai ý nghĩa, gồm: lễ thu hồn vía cho lúa, lễ tạ ơn mẹ nước, nhờ mẹ nước cho trời làm mưa để tưới đồng ruộng, cho cây lúa phát triển tươi tốt và trổ hoa kết hạt trĩu bông. Trong dân gian, phong tục gọi hồn lúa của người Tày được tổ chức vào giờ Thìn đầu tiên trong tháng Tám hằng năm. Người Tày có câu: “Bươn Pét roọng khoăn khẩu, au mà tặt tềnh thản, bươn Cẩu rặp khẩu mà, chóm khẩu nòn đâư giảo”. Dịch nghĩa: “Tháng Tám gọi hồn lúa, về đặt trên bàn thờ, tháng Chín đón lúa về, ru lúa ngủ trong bồ”.
    Để thực hiện nghi lễ “khoăn khẩu”, sau khi đã chọn được ngày Thìn đầu tiên trong tháng Tám, các gia đình chuẩn bị đồ lễ cúng. Đồ lễ gồm: 1 con vịt, 1 con gà, 1 đĩa xôi ngũ sắc, một ít bánh (tùy từng gia đình thích ăn loại bánh nào thì chuẩn bị loại bánh đó), bún hoặc phở, trái cây, rượu, vàng hương… xếp thành một mâm. Chủ lễ cúng là những bậc cao niên đàn ông trong gia đình, khi cúng phải mặc trang phục chỉnh tề (nếu trường hợp bất đắc dĩ nhà không có đàn ông thì phải nhờ người trong dòng họ cúng giúp). Thời gian cúng diễn ra đúng giờ Thìn, ngày Thìn (giờ rồng, ngày rồng). Trong tâm linh của người Tày, con rồng là một trong những con vật linh thiêng, nhờ có con rồng phun nước làm mưa, người dân mới có nước cày cấy. Trước hết, đặt mâm lễ trước bàn thờ tổ tiên để làm lễ cúng tổ tiên, báo cáo với tổ tiên rằng thời vụ đã vào thu, lúa ngoài đồng đã ra hoa kết đòng, báo hiệu mùa màng bội thu, cầu mong tổ tiên phù hộ cho con cháu luôn có cuộc sống no ấm. Sau lễ cúng tổ tiên, gia đình bê mâm lễ ra bờ ruộng của nhà mình (ruộng nhà ai nhà đó cúng) để thực hiện lễ cúng tạ ơn trời đất đã cho mưa thuận, gió hòa, cây lúa phát triển tươi tốt, nay lúa đã trổ hoa, kết bông và hóa vàng tại bờ ruộng. Trước khi hạ lễ trở về nhà, người ta tuốt lấy một ít lúa non mang về, rồi chia lúa ra làm nhiều túm đặt ở nhiều vị trí khác nhau: chân cầu thang, hai bên cửa nhà, bốn góc gác bếp, hai bên bàn thờ tổ tiên. 
    Trong bài khấn gọi lúa về nhà có câu: “Slam khoăn khẩu khửn đây, hả khoăn khẩu khảu tu, chất khoăn khẩu khửn sá, cẩu khoăn khẩu khửn thản”. Dịch nghĩa: “Ba hồn lúa lên thang, năm hồn lúa vào cửa, bảy hồn lúa lên bếp, chín hồn lúa lên bàn thờ”. Sau đó, bê mâm đồ lễ ra cúng thổ công ở đầu làng, cầu mong sơn thần, thổ địa phù hộ cho “dân cả bản, con cả mường” luôn bình an, ấm no; khi cúng xong, tại thổ công đầu làng các gia đình tổ chức bữa tiệc mừng “khoăn khẩu” với nhau vui vẻ. 
    Ngày nay, trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, tục lệ “khoăn khẩu” dần bị mai một theo thời gian. Chỉ còn lại một số địa phương, nhất là các xóm, xã ở vùng sâu, vùng xa vẫn duy trì lễ cúng này nhưng đã giảm bớt các thủ tục cầu kỳ, chỉ còn giữ lại những giá trị văn hóa có ý nghĩa nhân văn được đúc kết từ bao đời nay và truyền cho thế hệ sau.
    Nguồn Báo Cao Bằng

    Ngành giáo dục tỉnh tuyển dụng 165 viên chức năm 2017

    UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch tuyển dụng 165 viên chức năm 2017 vào làm việc tại các cơ sở giáo dục và đào tạo trong tỉnh.

      Một giờ học của học sinh Trường THPT Thành phố.
      Trong đó, giáo viên mầm non 31 chỉ tiêu; tiểu học 37 chỉ tiêu; trung học cơ sở 64 chỉ tiêu; trung học phổ thông 17 chỉ tiêu; giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên 8 chỉ tiêu và viên chức thiết bị, thư viện 8 chỉ tiêu.
      Việc tổ chức tuyển dụng viên chức ngành giáo dục và đào tạo  thực hiện thông qua hình thức xét tuyển (không thực hiện xét tuyển đặc cách theo Điều 20 Quy chế tuyển dụng viên chức ban hành kèm theo Quyết định số 08/2014/QĐ- UBND ngày 13/5/2014 của UBND tỉnh).
      Hội đồng tuyển dụng do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập. Nhận hồ sơ tuyển dụng trong tháng 10/2017; tổ chức thi kiểm tra, sát hạch trong tháng 11/2017.
                                                                                                                         Nguồn Báo Cao Bằng                  

      Thứ Năm, 5 tháng 10, 2017

      CHỒNG CUỒNG GHEN ĐOẠT MẠNG VỢ TẠI TRÙNG KHÁNH

                Ngày 28/09/2017, Tòa án nhân dân tỉnh Cao Bằng đã mở phiên tòa sơ thẩm và tuyên phạt 14 năm từ giam đối với bị cáo Hoàng Văn Lâu, sinh năm 1979, trú tại tổ 3, thị trấn Trùng Khánh, huyện Trùng Khánh về hành vì giết người.
                Theo nội dung cáo trạng, Hoàng Văn Lâu và vợ là Hoàng Thị Thu đã nhiều lần xảy ra mâu thuẫn do Lâu nghi ngờ vợ ngoại tình. Tối ngày 02/03/2017, Hoàng Văn Lâu nghĩ rằng Thu đi gặp người tình nên Lâu đã đến quán Karaoke Góc Phố thuộc tổ 3, thị trấn Trùng Khánh, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng để tìm gặp Thu. Tại đây, hai người xảy ra tranh cãi lớn, cùng với những mâu thuẫn tích tụ từ trước nên Lâu đã rút dao đâm Thu nhiều nhát, chủ yếu vào vùng cổ khiến vợ chết tại chỗ do đa chấn thương.

                
      Bị cáo Hoàng Văn Lâu tại phiên tòa
                Trong thời gian qua, rất nhiều vụ án mạng vì ghen tuông xảy ra. Hơn nữa, do nhận thức pháp luật kém, mù quáng trong tình yêu, vị kỷ cá nhân trong quan hệ gia đình, yêu đương nên khi gặp phải những mâu thuẫn ngờ vực đã không tìm được cách xử lý đúng mực mà sử dụng bạo lực dẫn đến phạm tội. Nhiều đối tượng sau khi gây án, lúc bình tâm lại mới thấy được tội ác mình gây ra quá tàn độc. Để hạn chế loại tội phạm này, chúng ta cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho mọi người rút ra bài học tự kiềm chế, ứng xử đúng mực tránh rơi vào trạng thái bộc phát, gây ra những hậu quả khôn lường cho người khác cũng như cho chính bản thân mình.
      Nhóm PV


      Thứ Hai, 2 tháng 10, 2017

      KẺ KHÔNG NÃO NGUYỄN VIẾT DŨNG BỊ BẮT

            Theo thông tin chúng tôi được biết, ngày 27/9/2017 vừa qua Nguyễn Viết Dũng hay còn biết đến với cái tên Dũng Phi Hổ, một "thanh niên không não" được Tổ chức khủng bổ Việt Tân tuyên truyền, lôi kéo vào hoạt động chống phá nhà nước Việt Nam.  Đã bị Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Nghệ An thi hành lệnh bắt khẩn cấp về hành vi “Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam” theo Điều 88 – Bộ luật Hình sự. Khi bị bắt, Dũng đang ở khu vực gần giáo xứ Song Ngọc, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An, nơi mà linh mục Nguyễn Đình Thục thường xuyên tuyên truyền kích động giáo dân chống phá chính quyền.
      ảnh: Nguyễn Viết Dũng cầm cờ vàng 
      Nguyễn Viết Dũng sinh năm 1986, tại thôn Trần Phú, xã Hậu Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Từng là một thanh niên khôi ngô tuấn tú, được cha mẹ cho ăn học đàng hoàng nhưng ẩn bên trong đó là một kẻ có tư tưởng lệch lạc, đề cao lối sống hưởng thụ, thực dục, ích kỷ, đôi khi là hoang tưởng bệnh hoạn. Năm 2006 sau khi Đại học Bách khoa ra quyết định buộc thôi học do nợ môn và tham gia tuyên tuyền chống Nhà nước Việt Nam (Ngay từ hoạt động này Dũng đã được sự hậu thuẫn, tài trợ, chỉ đạo của Việt Tân). Cái bản tính ham chơi, thích hưởng thụ, kiêu căng và ngạo mạn với thành tích năm xưa đã từng thi Đường lên đỉnh olympia đầu những năm 2000 đã ngấm vào máu, Dũng vẫn thể hiện thái độ “Ngu còn tỏ vẻ nguy hiểm”, thanh niên này vẫn tiếp tục con đường chống phá đất nước.
      Lần thứ hai xô khám, hi vọng “Kẻ không não” này sẽ được ngồi bóc lịch lâu dài để bè lũ Việt Tân ở ngoài nước thấy rằng pháp luật Việt Nam tuy khoan hồng, độ lượng với những ai biết quay đầu nhưng cũng trừng trị nghiêm khắc với những kẻ ảo vọng tuyên truyền khôi phục lại thây ma Việt Nam Cộng Hòa, tuyên truyền phá hoại hòa bình, ổn định của Việt Nam. Đây cũng là lời cảnh tỉnh đối với những kẻ ngang ngược, coi thường pháp luật ở trong nước luôn ảo tưởng nghĩ rằng mình được hậu thuẫn, bảo vệ từ những kẻ lưu vong ngoài nước.
      Nhóm PV