Thứ Hai, 30 tháng 4, 2018

ÂM VANG BẢN HÙNG CA 30/4

Chiến thắng 30/4/1975 đã đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi nhất, một biểu tượng về sự đoàn kết, anh dũng chiến đấu để gìn giữ dân tộc. Đó là biểu tượng sáng ngời của Chủ nghĩa anh hùng Cách mạng Việt Nam, đỉnh cao của khí phách, trí tuệ con người Việt Nam. Và rất nhiều chuyên gia đã nói rằng, chiến thắng 30/4/1975 thực sự là cuộc chiến gây "chấn động thế giới", là cuộc chiến "thần kỳ" của thế kỷ XX.

Sau Hiệp định Paris (ngày 27/01/1973), đế quốc Mỹ vẫn tiếp tục chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” với hy vọng dùng 71 vạn quân chính quy và 1,5 triệu bảo an dân vệ của chính quyền Sài Gòn đã được “hiện đại hóa” và “tinh nhuệ hóa”, trắng trợn phá hoại Hiệp định, đẩy mạnh lấn chiếm, bình định, duy trì chế độ thực dân kiểu mới ở miền Nam Việt Nam.
Cuối năm 1974 đầu năm 1975, nhận thấy tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam có sự thay đổi nhanh có lợi cho cách mạng, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 và 1976 và dự kiến: “Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”.
Ngày 10/3/1975, với “đòn điểm huyệt” Buôn Ma Thuột, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta bắt đầu. Sau Chiến dịch Tây Nguyên, Chiến dịch Huế, Đà Nẵng thắng lợi nhanh chóng, 17h ngày 26/4/1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử bắt đầu. Thực hiện tư tưởng chỉ đạo chiến lược của Bộ Chính trị: “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, 5 cánh quân chủ lực hùng mạnh của ta tiến hành tổng tiến công vào Sài Gòn cùng với sự phối hợp chiến đấu của lực lượng vũ trang địa phương và phong trào nổi dậy mạnh mẽ của quần chúng nhân dân, quân ta đập tan sự kháng cự của địch, buộc nội các chính quyền Sài Gòn phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Đúng 11h30 ngày 30/4/1975, lá cờ của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tung bay trên nóc Dinh Độc lập, Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc thắng lợi.
Chiến thắng ngày 30/4/1975 là thành quả vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, chấm dứt ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên đất nước ta; là thắng lợi tiêu biểu của lực lượng cách mạng thế giới, góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì mục tiêu độc lập dân tộc, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội; cổ vũ động viên các dân tộc đang tiến hành công cuộc giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên toàn thế giới. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV tháng 12/1976 đánh giá: “Năm tháng sẽ trôi qua nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”.
Xe tăng quân giải phóng húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975. Ảnh: T.L

Cùng với cả nước, sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, thực hiện đường lối đổi mới do Đảng cộng sản Việt Nam đề ra, Đảng bộ chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng đã phát huy tinh thần đoàn kết, chung sức xoá đói giảm nghèo; từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Năm 2017 - năm thứ hai triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, toàn bộ hệ thống chính trị trong tỉnh tập trung triển khai các mặt công tác theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương và nghị quyết, chương trình kế hoạch của Tỉnh ủy đạt nhiều kết quả tích cực. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể đã bám sát nhiệm vụ chính trị, thực hiện hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch 18/18 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đề ra; tạo động lực và tiền đề quan trọng để thực hiện nhiệm vụ năm 2018 - năm bản lề của nhiệm kỳ 2015 - 2020. Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ về công tác xây dựng Đảng, thực hiện các Nghị quyết Trung ương 4, Trung ương 5 khóa XII gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tiến hành công tác đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII…
Kỷ niệm 43 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, trong niềm vui hân hoan với những thành tựu nổi bật của công cuộc đổi mới, mỗi người chúng ta càng thấu hiểu hơn giá trị thành quả, ý nghĩa của chiến thắng ngày 30/4/1975 lịch sử. Tinh thần 30/4 bất diệt cổ vũ chúng ta ra sức thi đua lao động sản xuất, xây dựng đất nước ngày càng phát triển, tiếp tục nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế trong thời kỳ hội nhập.
Theo Báo Cao Bằng

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2018

BẮT GIỮ ĐỐI TƯỢNG VẬN CHUYỂN 8 CÁ THỂ TÊ TÊ ĐÔNG LẠNH


Trong lúc đang vận chuyển số động vật hoang dã vào bến xe để gửi đi Cao Bằng, Thành đã bị các trinh sát Phòng Cảnh sát môi trường CATP Hà Nội phối hợp với CAQ Nam Từ Liêm kiểm tra, bắt giữ...
Đối tượng Thành cùng tang vật
Khoảng 20h ngày 17-4, tổ công tác Đội 2, Phòng Cảnh sát môi trường phối hợp với CAQ Nam Từ Liêm khám phá chuyên án vận chuyển, buôn bán động vật thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm tại khu vực bến xe Mỹ Đình (phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm).
Vào thời điểm trên, tổ công tác đã tiến hành kiểm tra đối tượng Đỗ Văn Thành (SN 1971, ở xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ, Hà Nội), điều khiển xe máy Honda BKS: 29V3 – 082.22 khi đang vận chuyển 2 bao tải dứa màu xám chứa động vật hoang dã.
Gần 10 cá thể tê tê đông lạnh đã được đánh vảy
Quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện bên trong một bao tải chứa 8 cá thể tê tê đông lạnh (có tổng trọng lượng 34,2kg); 1 bao tải chứa 4 tảng thịt động vật còn nguyên lông, giống chi trước của gấu.
Làm việc với lực lượng chức năng, Đỗ Văn Thành khai nhận số tê tê đã sơ chế, bỏ hết vảy được Thành mua với giá 250.000 đồng/kg; cùng 4 chi gấu được Thành mua với giá 10 triệu đồng.
Toàn bộ mặt hàng trên được Thành trực tiếp giao dịch thỏa thuận đặt mua của một phụ nữ ở miền Trung (không rõ địa chỉ cụ thể) với phương thức mua hàng qua điện thoại và thanh toán bằng hình thức chuyển khoản.
Tê tê đông lạnh và tay gấu còn nguyên lông
Sáng 17-4, Thành ra ga Hà Nội nhận hàng sau đó mang về nhà chờ đến tối vận chuyển vào bến xe Mỹ Đình để gửi đi Cao Bằng bán với giá 300.000 đồng/1kg tê tê; 11 triệu đồng với 4 bàn tay gấu. Được biết, Đỗ Văn Thành có 2 tiền án về tội buôn bán động vật thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm. Hiện, CAQ Nam Từ Liêm đã tiếp nhận hồ sơ, đối tượng để xử lý theo quy định.
Nguồn An ninh thủ đô

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2018

TÚNG TIỀN VÌ ĐÁNH BẠC, CÁN BỘ CÔNG AN ĐEM TÀI LIỆU TUYỆT MẬT ĐI BÁN


Ngày 16/4/2018, TAND TPHCM mở phiên toà xét xử và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Hoàng Dương (sinh năm 1985, nguyên cán bộ Bộ Công an) 7 năm tù về tội gián điệp và 1 năm tù về tội cưỡng đoạt tài sản. Tổng hợp hình phạt Dương phải chấp hành là 8 năm tù.
Bị cáo Dương
Theo cáo trạng, Nguyễn Hoàng Dương là cán bộ đội 9, phòng 3, cục kỹ thuật nghiệp vụ I, Bộ Công an. Dương nghỉ phép từ ngày 29/8 đến ngày 6/9/2016. Ngày 18/9/2016, Dương đến trụ sở cơ quan tại TPHCM lấy một đĩa CD sao chép các tài liệu tuyệt mật.
Ngày 19/9/2016, Dương đi theo đường tiểu ngạch trốn sang Campuchia để đánh bạc và thua hết tiền.
Từ ngày 22-27/9/2016, Dương sử dụng tài liệu trong chiếc đĩa CD để nhắn tin, đe doạ uy hiếp tinh thần chị Phương (em gái Dương) và ông Kiểm (sếp của Dương) để đòi họ chuyển 5 triệu đồng cho mình.
Ngoài ra, trong các ngày 22,29 và 30/9/2016, Dương liên lạc với Đại sứ quán Trung Quốc tại Campuchia và Đài Á Châu tự do để bán các tài liệu mật đã sao chép lấy tiền đánh bạc.
Ngày 2/10/2016, Dương đến sòng bài rút 2 triệu đồng do 1 cán bộ Cục Bảo vệ chính trị II, Tổng cục an ninh, Bộ Công an gửi cho Dương vay. Khi đang rút tiền thì Dương bị Công an Campuchia bắt giao cho Công an Việt Nam. Trên đường đi, Dương đã bẻ đôi chiếc đĩa CD.
Tại phiên tòa hôm nay, bị cáo cho biết tài liệu mình lấy được là tài liệu mật, tuy nhiên do túng quẫn nên bị cáo mới làm ra những việc pháp luật không cho phép. Bây giờ bị cáo rất ân hận, hiểu rõ hành vi của mình gây ra.
Đại diện Viện Kiểm sát cho rằng hành vi của bị cáo là rất nguy hiểm cho xã hội, ảnh hưởng tới an ninh quốc gia. Bị cáo bị truy tố khung hình phạt tử hình, tuy nhiên bị cáo thành khẩn khai báo, gia đình có truyền thống trong nghành công an nên xem xét giảm nhẹ. Từ đó, Viện Kiểm sát đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Dương mức hình phạt từ 13-14 năm tù về 2 tội danh trên.
Sau khi nghị án, HĐXX nhận định hành vi của bị cáo là nguy hiểm, tuy nhiên hậu quả vụ án được ngăn chặn kịp thời. Gia đình bị cáo có truyền thống cách mạng, trong quá trình điều tra bị cáo đã khắc phục hậu quả. Từ đó, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo 8 năm tù về tội gián điệp và cưỡng đoạt tài sản.
Theo Báo Dân trí


CAO BẰNG THIỆT HẠI 5,3 TỶ ĐỒNG DO MƯA ĐÁ


Tối ngày 14/4 vừa qua, do ảnh hưởng của không khí lạnh nén rãnh áp thấp, tại các địa phương trong tỉnh Cao Bằng đã có mưa, mưa vừa, cục bộ một số nơi xảy ra lốc, mưa đá gây thiệt hại nhà ở, hoa màu của nhân dân khoảng 5,3 tỷ đồng.

Nhiều diện tích ngô ở xóm Kéo Quân, xã Cai Bộ (Quảng Uyên) bị thiệt hại do mưa đá – ảnh báo Cao Bằng
Theo thống kê, lốc và mưa đá xảy ra tại 19 xã của 4 huyện: Hạ Lang, Quảng Uyên, Phục Hòa,, Nguyên Bình. Thiên tai đã làm bị thương 1 trẻ 6 tuổi ở huyện Hạ Lang; làm 1.480 nhà bị tốc mái, trong đó huyện Quảng Uyên 1.100 nhà, Hạ Lang 376 nhà, Nguyên Bình 4 nhà; 986 ha hoa màu bị thiệt hại, hơn 6 ha rau màu bị mất trắng…
Sau khi thiên tai xảy ra, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các huyện chỉ đạo các thành viên đến hiện trường kiểm tra, đôn đốc các xã thống kê, đánh giá mức độ bị thiệt hại, động viên nhân dân chủ động khắc phục hậu quả.
Theo Báo Cao Bằng


CAO BẰNG: CĂM GHÉT EM GÁI, ĐỐI TƯỢNG VUNG DAO CHÉM MẸ TỬ VONG


Ngày 15-4, CQĐT Công an tỉnh Cao Bằng đã thực hiện các biện pháp tố tụng đối với đối tượng Hà Văn Hoan, trú ở huyện Phục Hòa, về hành vi dùng dao đâm khiến mẹ đẻ của Hoan thiệt mạng.Theo điều tra ban đầu, Hoan và bố mẹ thường hay xảy ra cãi vã. Bản thân Hoan cũng mâu thuẫn, không đoàn kết với anh chị em trong gia đình.

Đối tượng Hoan tại cơ quan điều tra
Ngay sau đó bà Sinh được đưa đến bệnh viện đa khoa huyện Phục Hoà trong tình trạng nguy kịch, trên thân thể có nhiều vết đâm. Nạn nhân sau đó đã tử vong do thương tích quá nặng.Vì ghét em gái ruột, khoảng 3h30 ngày 12/4, Hoan có ý định dùng dao đâm em gái. Chứng kiến sự việc, bà Sinh che đỡ cho con, nhưng trong lúc tức giận, Hoan vẫn vung dao liên tiếp khiến bà Sinh tử vong.
Hiện, vụ việc đang được lực lượng chức năng tỉnh Cao Bằng tiếp tục điều tra, làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.
PVCBĐB tổng hợp

Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2018

CAO BẰNG: BẮT GIỮ 2 ĐỐI TƯỢNG VẬN CHUYỂN GẦN 500 TRIỆU ĐỒNG TIỀN GIẢ QUA BIÊN GIỚI


Gần 500 triệu đồng tiền giả mệnh giá 200.000 đồng vừa bị lực lượng chức năng tỉnh Cao Bằng thu giữ khi phát hiện 2 đối tượng đang có hành vi vận chuyển từ Trung Quốc về Việt Nam.
Thông tin ban đầu được biết, phòng Phòng chống ma túy và tội phạm, Bộ đội Biên phòng Cao Bằng vừa phối hợp với đồn Biên phòng Đức Long và đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Tà Lùng bắt quả tang 2 đối tượng vận chuyển tiền Việt Nam giả qua biên giới vào lúc 12h40 ngày 11/4 tại lối mở Nà Lạn, xã Đức Long, huyện Thạch An (Cao Bằng).

                                                        Các đối tượng và tang vật bị bắt giữ.

Danh tính 2 đối tượng bị bắt giữ là: Chu Viễn Dũng (SN 1991), trú tại Thôn Lương Trang, Trấn Hạ Đông, Long Châu, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) và Nông Văn Toại (SN 1992), trú tại xóm Pác Bó, xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định (Lạng Sơn).
Tại hiện trường, cơ quan chức năng đã thu giữ nhiều tờ tiền polyme giả mệnh giá 200.000 đồng với tổng số tiền 495.800.000 đồng.
Ngay sau đó, Bộ đội biên phòng Cao Bằng đã đưa các đối tượng về trụ sở để đấu tranh ban đầu. Tai đây, 2 đối tượng bị bắt giữ khai nhận mua số tiền giả trên từ Trung Quốc về Việt Nam để tiêu thụ.
Hiện, Bộ đội Biên phòng tỉnh đang hoàn chỉnh thủ tục hồ sơ để bàn giao đối tượng cùng tang vật vi phạm cho cơ quan chức năng điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật.
PVCBĐB tổng hợp


Thứ Năm, 12 tháng 4, 2018

UNESCO CÔNG NHẬN CÔNG VIÊN ĐỊA CHẤT TOÀN CẦU Ở CAO BẰNG

Thông tin từ Ủy ban UNESCO Việt Nam cho biết: vào 13 giờ hôm nay 12/4 tại Paris (tức 18 giờ Hà Nội), trong kỳ họp lần thứ 204, Hội đồng Chấp hành UNESCO đã thông qua Nghị quyết công nhận Công viên Địa chất Non Nước Cao Bằng là Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO (CVĐCTC).
Với danh hiệu này, Công viên Địa chất Non Nước Cao Bằng trở thành CVĐCTC thứ hai ở Việt Nam, sau CVĐCTC Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang (được công nhận năm 2010).
Các chuyên gia UNESCO: Công viên địa chất Non Nước ở tỉnh Cao Bằng có đầy đủ tất cả những tiêu chí để được công nhận. Ảnh: UNESCO
Đoàn đại diện Việt Nam trong kì họp tại Paris vừa qua.
Hình thành từ năm 1998, CVĐCTC UNESCO là danh hiệu cao quý dành cho một khu vực tự nhiên có ranh giới địa lý-hành chính rõ ràng, chứa đựng một tập hợp các di sản địa chất tầm cỡ quốc tế có giá trị khoa học, giáo dục và thẩm mỹ, cùng các giá trị khác về đa dạng sinh học, khảo cổ, lịch sử, văn hóa xã hội..., tất cả cùng được bảo tồn và phát huy giá trị một cách tổng thể. Một CVĐCTC UNESCO cần có diện tích đủ lớn để có tác động đáng kể vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội bền vững của địa phương.
Hiện, cho đến trước kỳ họp xét công nhận này, trên thế giới chỉ có tổng cộng 127 CVĐCTC UNESCO ở 35 quốc gia.
Bản đồ phân bố hệ thống di sản tại Công viên địa chất non nước Cao Bằng
Được biết, từ năm 2015, UBQG UNESCO đã giới thiệu với tỉnh Cao Bằng mô hình phát triển bền vững của CVĐCTC UNESCO. Từ thời điểm này, các cơ quan quản lý tại Cao Bằng đã phối hợp cùng Ủy ban Quốc gia về UNESCO Việt Nam và Tiểu ban Kỹ thuật về CVĐCTC của UBQG (Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường) lên kế hoạc từng bước xây dựng CVĐC Non Nước Cao Bằng.
Thác Bản Giốc, một trong những điểm nổi bật của khu công viên địa chất Non Nước Cao Bằng
Bên cạnh việc mời các chuyên gia trong nước và quốc tế xây dựng hồ sơ và kết nối với Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu của UNESCO (GGN) để nhanh chóng hoàn chỉnh hồ sơ đệ trình UNESCO vào cuối năm 2016, các cơ quan này cũng đã tiến hành các bước bảo vệ thành công hồ sơ trước các cơ quan uy tín quốc tế của UNESCO vào tháng 7 và tháng 9 năm 2017.
Các chuyên gia UNESCO làm việc với Việt Nam trong lần bảo vệ hồ sơ vào tháng 7/2017
CVĐCTC UNESCO Non Nước​Cao Bằng có diện tích hơn 3275 km2, nằm trên địa bàn của 9 huyện nơi địa đầu Tổ quốc, nơi sinh sống của hơn 250.000 người thuộc 9 dân tộc ít người.
Đến nay các nhà khoa học đã phát hiện, đánh giá, đề xuất xếp hạng trên 130 điểm di sản địa chất độc đáo, với các dạng địa hình, cảnh quan đá vôi hết sức phong phú, đa dạng, như các tháp, nón, thung lũng, hang động, hệ thống hồ-sông-hang ngầm liên thông..., phản ánh một chu kỳ tiến hóa karst hoàn chỉnh ở vùng nhiệt đới.
Thêm vào đó là rất nhiều kiểu loại di sản địa chất khác như các hóa thạch cổ sinh, ranh giới giữa các phân vị địa chất, đứt gãy, các loại hình khoáng sản..., tất cả cùng minh chứng cho lịch sử phát triển địa chất phức tạp, kéo dài đến hơn 500 triệu năm ở vùng đất này.
Núi thủng Nặm Chá một trong những điểm nổi bật tạiCông viên địa chất Non nước Cao Bằng
Ngoài ra, CVĐCTC UNESCO Non Nước Cao Bằng có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như khu du lịch sinh thái Phia Oắc, Phia Đén, Quần thể Hồ Thang Hen, Động Ngườm Ngao… và đặc biệt là Thác Bản Giốc, một trong bốn thác vùng biên giới lớn và đẹp nhất trên thế giới.
Khu vực này cũng là vùng đất có bề dày văn hóa, lịch sử với hơn 215 di tích văn hóa, lịch sử được xếp hạng, trong đó có 3 di tích quốc gia đặc biệt, được coi là một trong những khu vực ở Việt Nam được người tiền sử chiếm cư từ rất sớm, là cố đô của một số triều đại phong kiến, và đặc biệt, là cái nôi của cách mạng Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
Theo các nhà nghiên cứu, Công viên địa chất non nước Cao Bằng có những nét hoàn toàn khác biệt so với Cao Nguyên đá Đồng Văn. Quá trình các-tơ (hiện tượng phong hóa đặc trưng của miền núi đá vôi) trên Cao nguyên đá Đồng Văn chủ yếu còn đang ở giai đoạn trẻ thì ở Cao Bằng đã ở giai đoạn “trưởng thành” và “già”. Quá trình các-tơ hóa sâu rộng đã sản sinh ra nhiều diện tích đất màu mỡ, phì nhiêu, cộng với điều kiện khí hậu khá ôn hòa, ít xảy ra thiên tai, hạn hán, lụt lội, sạt lở…
Hiện tại, Việt Nam đã bước đầu xây dựng hệ thống Công viên địa chất tại một số địa phương. Theo đó, ngoài các công viên địa chất tại Hà Giang và Cao Bằng, 5 địa phương khác đã có kế hoạch xây dựng các công viên địa chất cấp tỉnh, bao gồm Quảng Ngãi, Bắc Cạn, Phú Yên, Đak Nông và Gia Lai.
Danh hiệu của UNESCO sẽ tạo điều kiện để Cao Bằng tăng cường hợp tác quốc tế, thúc đẩy phát triển bền vững.
PVCBĐB tổng hợp

NGÔNG CUỒNG CHỐNG PHÁ - “DŨNG PHI HỔ” NHẬN BẢN ÁN 7 NĂM TÙ GIAM VÀ 5 NĂM QUẢN CHẾ


Sáng 12/4/2018, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án Nguyễn Viết Dũng về tội “Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Đại diện Viện kiểm sát đọc cáo trạng tại phiên tòa. Ảnh: P.V
Nguyễn Viết Dũng (tức "Dũng phi hổ", sinh 1986, thường trú ở xã Hậu Thành, Yên Thành, Nghệ An).
Theo nội dung vụ án, năm 2016 Dũng từng bị  khởi tố về tội gây rối trật tự công cộng và bị tòa án Hà Nội phạt tù. Sau khi ra tù, Dũng không ăn năn hối cải, tu chí làm ăn mà cố tình lên mạng xã hội, cấu kết với các đối tượng phản động để viết bài, chụp ảnh tuyên truyền, xuyên tạc bóp méo sự thật, chống phá đất nước, phá hoại cuộc sống bình yên của nhân dân.
Trong thời gian từ 30/4/2017 đến ngày 19/5/2017 Nguyễn Viết Dũng có hành vi đăng tải trên facebook cá nhân “Dũng phi hổ” nhiều bài viết do Dũng tự soạn thảo, sao chép và chỉnh sửa ý kiến cá nhân có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, phỉ báng chính quyền nhân dân, xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ lãnh tụ nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Luật sư Ngô Anh Tuấn (đoàn luật sư TP Hà Nội) và luật sư Nguyễn Khả Thành (đoàn luật sư tỉnh Phú Yên) tham gia bào chữa cho bị cáo. Ảnh: P.V
Ngoài ra, Nguyễn Viết Dũng có hành vi làm ra, tàng trữ, lưu hành 4 lá “cờ vàng ba sọc đỏ” tại nhà riêng tại xã Hậu Thành, huyện Yên Thành, và đem treo tại các nơi công cộng, rồi quay phim, chụp ảnh, sau đó đăng tải lên trang facebook cá nhân “Dũng phi hổ” để chia sẻ, phát tán trên mạng internet nhằm chống nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Dũng cũng từng bị công an nhắc nhở về hành vi thành lập “Đảng cộng hòa” và các hành vi soạn thảo, đăng tải các bài viết có nội dung tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Nhưng bị cáo không chịu từ bỏ để tu dưỡng bản thân, tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội.
Tại phiên tòa, bị cáo Nguyễn Viết Dũng đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình.
Chủ tọa phiên tòa tuyên án. Ảnh:P.V
Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, các ý kiến của kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, sau khi xem xét các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, Hội đồng xét xử đã tuyên bố bị cáo Nguyễn Viết Dũng phạm tội “Tuyên truyền chống nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Viết Dũng 7 năm tù giam và 5 năm quản chế.
Đây là bản án nghiêm khắc, đúng người, đúng tội, vừa thể hiện sự khoan hồng của pháp luật, là lời cảnh tỉnh cho những đối tượng có tư tưởng chống phá Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Theo Báo Nghệ An


Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2018

KHỞI TỐ, BẮT TẠM GIAM BỊ CAN PHAN VĂN VĨNH VỀ TỘI “LỢI DỤNG CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN TRONG KHI THI HÀNH CÔNG VỤ”

Cựu trung tướng Phan Văn Vĩnh bị Cơ quan điều tra xác định liên quan đường dây đánh bạc ngàn tỉ có bàn tay "bảo kê" của cán bộ ngành công an gây rúng động dư luận thời gian qua.
Ngày 06/4/2018, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã ra Quyết định Khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam 04 tháng đối với Phan Văn Vĩnh về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại khoản 3, Điều 281 - Bộ luật Hình sự năm 1999.


Theo thông tin chính thức từ Cổng thông tin điện tử Bộ Công an, căn cứ Quyết định khởi tố vụ án hình sự: Sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, đánh bạc, mua bán trái phép hóa đơn và rửa tiền xảy ra tại Phú Thọ và một số tỉnh, thành phố; căn cứ kết quả điều tra vụ án, có đủ căn cứ xác định, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã ra Quyết định Khởi tố bị can số 356 và ra Lệnh bắt bị can số 358 để tạm giam 04 tháng đối với Phan Văn Vĩnh, sinh năm 1955 tại Nam Định; nơi cư trú: 199 Hàn Thuyên, phường Vị Hoàng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại khoản 3, Điều 281 - Bộ luật Hình sự năm 1999.


Ông Phan Văn Vĩnh, nguyên tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an, trước cửa nhà riêng tại TP Nam Định, tỉnh Nam Định, sáng 17-3
Các Quyết định và Lệnh trên đã được Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn.
Trước đó, cùng ngày, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Quyết định tước danh hiệu Công an nhân dân đối với Phan Văn Vĩnh.
Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đang điều tra mở rộng vụ án, làm rõ trách nhiệm của các đối tượng có liên quan, xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Nguồn An ninh thủ đô



Thứ Ba, 3 tháng 4, 2018

NHỮNG BIỂU HIỆN “TỰ DIỄN BIẾN” SAU PHIÊN TÒA XỬ CÁC NGUYÊN LÃNH ĐẠO CỦA PVN



Những bài viết trái chiều, trái với kết luận của cơ quan tố tụng xuất hiện nhiều trên MXH thực sự là những “mồi lửa” thích hợp để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá, viện dẫn vụ án ông Đinh La Thăng là nạn nhân việc “xét xử áp đặt”, phê phán thể chế chính trị, cổ suý, kêu gọi muốn chống tham nhũng phải đa nguyên, đa đảng, phải cải cách chính trị…
Nếu như kết thúc phiên toà thứ nhất xét xử ông Đinh La Thăng cùng đồng phạm phạm tội cố ý làm trái và tham ô tài sản xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), mạng xã hội rộ lên những bài viết chia sẻ, cảm thông ông Đinh La Thăng “từ người hùng thành tội đồ”, tán dương hình ảnh ông khi đương chức Bộ trưởng GTVT và Bí thư Thành uỷ TP Hồ Chí Minh thì ở phiên toà thứ hai, cái cảm xúc đó dường như lắng lại.
Thay vào đó, nhiều bài viết đi vào phân tích điều luật, cáo trạng, bản luận tội để quy kết việc kết tội, tuyên án ông Đinh La Thăng là “oan”, từ đó chỉ trích cơ chế, cổ suý thuyết “tam quyền phân lập”… Những bài viết trái chiều, trái với kết luận của cơ quan tố tụng xuất hiện khá nhiều trên facebook, trong đó có sự hướng lái của một số nhà văn, nhà báo, luật sư, giới trí thức dưới danh nghĩa phản biện, phân tích cơ sở pháp lý…
Đây thực sự là những “mồi lửa” thích hợp để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá, viện dẫn vụ án ông Đinh La Thăng là nạn nhân việc “xét xử áp đặt”, phê phán thể chế chính trị, cổ suý, kêu gọi muốn chống tham nhũng phải đa nguyên, đa đảng, phải cải cách chính trị…
Có thể thấy những những chỉ trích nhằm các nội dung sau:
Thứ nhất, cho rằng việc cáo buộc ông Đinh La Thăng làm thất thoát 800 tỉ đồng tại Ngân hàng OceanBank là thiếu cơ sở và cho rằng, việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mua lại với giá 0 đồng là trái luật.
Thậm chí, một số báo và mạng xã hội đã tung hô ý kiến của luật sư bào chữa tại phiên toà cho rằng, việc mua ngân hàng 0 đồng thì hành vi đó có dấu hiệu của tội hình sự, NHNN lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản, từ đó đề nghị làm rõ trách nhiệm chiếm đoạt tài sản của NHNN (!?). Nói theo cách đó, cũng có nghĩa biện minh cho ông Thăng là vô tội, còn tội thì đẩy ngược lại về NHNN! 
Cần thấy rằng, đây là ý kiến của một luật sư. Mà luật sư khi nhận bào chữa cho thân chủ, hiển nhiên họ tìm mọi lý lẽ có thể để bào chữa cho thân chủ, rất dễ mang tính chủ quan, chưa nói lý lẽ đó đúng hay sai. Do đó, việc báo chí, mạng xã hội vin vào “lập luận lạ” của một vài vị luật sư rồi tung hô, trong khi lập luận của Viện Kiểm sát, của toà lại phớt lờ, không quan tâm là cách thông tin thiên lệch có chủ ý.
Với cách cổ suý kiểu ngược chiều nhằm gây sốc, gây tò mò, hóng hớt như vậy dễ tạo ra làn sóng trên mạng xã hội, hướng lái theo “ý kiến lạ” của luật sư, cho rằng ông Đinh La Thăng vô tội, còn tội lại thuộc về NHNN khi quyết định mua lại OceanBank với giá 0 đồng! Đó là kiểu thông tin nguy hại.
Thứ hai, từ vụ án ở Ocean Bank cũng như vụ án tại Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, đã có những suy luận cho rằng, ông Đinh La Thăng chỉ là nạn nhân của thể chế. Với những kẽ hở luật pháp và các quy định về quản lý kinh tế còn bất cập, những ý kiến này quy kết “cơ chế sinh tội phạm”, cho rằng dù ông Thăng, ông Trịnh Xuân Thanh hay ai đi nữa, khi ngồi vào vị trí đó, của cơ chế đó thì đều dễ mắc phải, vấn đề là có khui ra để xử lý không? 
Ở đây cần thấy rằng: sự chồng chéo, bất cập trong cơ chế quản lý kinh tế của ta là một thực tế khách quan.
Sự vận hành của cơ chế còn nhiều lỏng lẻo có nguyên nhân từ cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới, kiến thiết đất nước và việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta là mô hình mới mẻ, vừa làm vừa tìm tòi, rút kinh nghiệm. Nhưng không thể đổ lỗi hết cho cơ chế bởi như Bác Hồ nói, mọi sự đều tại nhân, tại chính con người ta mà ra.
Cùng cơ chế đó, có người làm tốt, có người lạm dụng, làm ẩu. Nếu quy kết cho cơ chế để rồi tha bổng hết tội lỗi cho con người thì tạo ra tiền lệ xấu, anh trước tự tung tự tác không bị xử lý thì người sau chẳng có lý do gì họ không đi theo vết trượt ấy, khi đó sẽ là hậu hoạ diện rộng. Kỷ cương phép nước đưa hoạt động con người vào khuôn khổ và việc xử lý cá nhân phạm vào vạch cấm là thiết chế XHCN mà chúng ta đang xây dựng, tất phải làm. Xử nghiêm một cá nhân vi phạm dù người đó từng là Uỷ viên Bộ Chính trị thì tính nghiêm minh, tính răn đe càng cao, hiệu quả phòng ngừa chung càng lớn. 
Thứ ba, nhiều ý kiến trên mạng xã hội chỉ trích cách làm việc của toà, Viện Kiểm sát và cơ quan điều tra là “áp đặt, định kiến”, cho rằng mất dân chủ, không đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, của luật sư.
Cho rằng, một cán bộ từng là Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng, Bí thư Thành uỷ mà nay “đứt gánh”, bị “đối xử tệ bạc”, bị xử ép như thế thì đối với dân thường biết kêu ai, biết tìm đâu dân chủ? Từ đó, những ý kiến này quy kết đây là kiểu mô hình xét xử “theo ý Đảng”, muốn có dân chủ, muốn có đổi mới thì phải cởi bỏ những nút thắt trong tố tụng. Đó là phải “tam quyền phân lập” theo kiểu phương Tây, phải đa nguyên, đa đảng! 
Ở đây, thiết nghĩ, vận dụng theo mô hình nào là căn cứ thực tiễn của từng thể chế, điều kiện mỗi nước. Mô hình ở ta, dù không tam quyền phân lập nhưng hệ thống cơ quan tư pháp được quy định rõ trong Hiến pháp với tính chất độc lập và thẩm quyền quyết định thuộc về toà án.
Nghị quyết số 49 năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp xác định: “Cải cách tư pháp phải đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng, bảo đảm sự ổn định chính trị, bản chất Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
          Trong xét xử, chúng tôi thấy rằng còn nhiều vấn đề mà toà án cần tiếp tục đổi mới, song không thể vì điều đó mà phê phán toà là không đúng. Cần thấy rằng, nguyên tắc Đảng lãnh đạo là thống nhất, là xuyên suốt về đường hướng nhưng không thể suy diễn Đảng lãnh đạo thì Đảng cũng “nhúng tay” can thiệp vào việc xét xử, vào các bản án của toà. Suy diễn như vậy là lệch lạc và cổ suý cho quan điểm đó cũng vô tình tiếp tay cho những kẻ lợi dụng chống phá nước ta. 
Thứ tư, từ những phê phán, chỉ trích và “lập luận ngược” xung quanh phiên toà xét xử ông Đinh La Thăng, một lần nữa, không ít facebooker, blogger tiếp tục phê phán cuộc đấu tranh chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta. Những cụm từ như “viện cớ chống tham nhũng để triệt hạ đồng chí”, “thanh trừng nội bộ”, “đánh rắn dập đầu”… xuất hiện trên nhiều bài viết. Đáng nói, dưới những bài viết này được cổ suý hàng trăm comment, dùng những câu từ ám chỉ người này, người kia “triệt hạ”, kể cả so sánh với cuộc chiến “đả hổ diệt ruồi” ở Trung Quốc…
Cần lưu ý rằng, những quan điểm, những bài viết trái khoáy nói trên đang diễn ra khá nhiều trên facebook, blog, diễn đàn mạng, được một số cá nhân hướng lái. Với tốc độ lan truyền, chia sẻ mạnh, nó đang tạo những luồng tư tưởng, suy nghĩ tiêu cực, gây “tự diễn biến” trong nội bộ, ảnh hưởng lớn đến dư luận xã hội.
“Các thế lực thù địch, phản động”, nhiều người nghĩ rằng khái niệm đó ở đâu xa xôi, không liên quan tới mình. Xét về bản chất, chỉ những ai có âm mưu, hành động chống lại Nhà nước CHXHCN Việt Nam thì mới bị coi là “thù địch, phản động”, trong đó “phản động” phải là người Việt Nam có âm mưu, hành vi chống lại chính đất nước, chống lại nhân dân, Tổ quốc của mình.
Còn bạn, bạn thoải mái viết facebook bàn luận những vấn đề chính trị, xã hội với thái độ “không thích xuôi, chỉ thích ngược”, dưới danh nghĩa quyền phản biện của công dân thì bạn nghĩ rằng không phải chịu ràng buộc nào cả và cũng không có gì phải phân tâm?
Bạn viết kiểu ngược dòng càng nhiều, chỉ trích, đá xoáy các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội càng nhiều, tỉ lệ thuận với số “còm men” hay “like” thì bạn càng nổi tiếng?
Nhận được cổ suý trên facebook càng lớn, bạn càng bay lên mây, ngộ nhận mình là “thầy thiên hạ”, những bài viết, lời nói “phản biện” của mình có sức hút như nam châm, ngỡ vậy là ghê gớm lắm, hệ quả là tự huyễn hoặc chính mình, tự ảo, tự ngộ trên facebook…
Với cách tiếp cận như vậy thì dù cái tâm của người viết facebook không chống đất nước, không phải thù địch, phản động song chính nó đã tạo làn sóng phê phán, chỉ trích trên mạng xã hội, gây “tự diễn biến” nguy hại. Từ phê phán một vụ việc, một sự kiện, một con người đến phê phán, phỉ báng cơ quan, tổ chức và thể chế.
Những “còm men” hưởng ứng, cổ suý dưới các bài viết của mình hay chia sẻ, lan truyền trên mạng xã hội tạo ra những diễn biến tiêu cực trong tâm lý, tư tưởng người đọc, người xem và là “mồi lửa” thích hợp để các thế lực thù địch, phản động lợi dụng chống phá đất nước.
Theo Báo Công an nhân dân