Những
bài viết trái chiều, trái với kết luận của cơ quan tố tụng xuất hiện nhiều trên
MXH thực sự là những “mồi lửa” thích hợp để các thế lực thù địch lợi dụng chống
phá, viện dẫn vụ án ông Đinh La Thăng là nạn nhân việc “xét xử áp đặt”, phê
phán thể chế chính trị, cổ suý, kêu gọi muốn chống tham nhũng phải đa nguyên,
đa đảng, phải cải cách chính trị…
Nếu như
kết thúc phiên toà thứ nhất xét xử ông Đinh La Thăng cùng đồng phạm phạm tội cố
ý làm trái và tham ô tài sản xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng
công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), mạng xã hội rộ lên những bài viết chia
sẻ, cảm thông ông Đinh La Thăng “từ người hùng thành tội đồ”, tán dương hình
ảnh ông khi đương chức Bộ trưởng GTVT và Bí thư Thành uỷ TP Hồ Chí Minh thì ở
phiên toà thứ hai, cái cảm xúc đó dường như lắng lại.
Thay vào
đó, nhiều bài viết đi vào phân tích điều luật, cáo trạng, bản luận tội để quy
kết việc kết tội, tuyên án ông Đinh La Thăng là “oan”, từ đó chỉ trích cơ chế,
cổ suý thuyết “tam quyền phân lập”… Những bài viết trái chiều, trái với kết
luận của cơ quan tố tụng xuất hiện khá nhiều trên facebook, trong đó có sự
hướng lái của một số nhà văn, nhà báo, luật sư, giới trí thức dưới danh nghĩa
phản biện, phân tích cơ sở pháp lý…
Đây thực
sự là những “mồi lửa” thích hợp để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá,
viện dẫn vụ án ông Đinh La Thăng là nạn nhân việc “xét xử áp đặt”, phê phán thể
chế chính trị, cổ suý, kêu gọi muốn chống tham nhũng phải đa nguyên, đa đảng,
phải cải cách chính trị…
Có thể
thấy những những chỉ trích nhằm các nội dung sau:
Thứ
nhất, cho
rằng việc cáo buộc ông Đinh La Thăng làm thất thoát 800 tỉ đồng tại Ngân hàng
OceanBank là thiếu cơ sở và cho rằng, việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mua lại
với giá 0 đồng là trái luật.
Thậm
chí, một số báo và mạng xã hội đã tung hô ý kiến của luật sư bào chữa tại phiên
toà cho rằng, việc mua ngân hàng 0 đồng thì hành vi đó có dấu hiệu của tội hình
sự, NHNN lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản, từ đó đề nghị làm
rõ trách nhiệm chiếm đoạt tài sản của NHNN (!?). Nói theo cách đó, cũng có
nghĩa biện minh cho ông Thăng là vô tội, còn tội thì đẩy ngược lại về
NHNN!
Cần thấy
rằng, đây là ý kiến của một luật sư. Mà luật sư khi nhận bào chữa cho thân chủ,
hiển nhiên họ tìm mọi lý lẽ có thể để bào chữa cho thân chủ, rất dễ mang tính
chủ quan, chưa nói lý lẽ đó đúng hay sai. Do đó, việc báo chí, mạng xã hội vin
vào “lập luận lạ” của một vài vị luật sư rồi tung hô, trong khi lập luận của
Viện Kiểm sát, của toà lại phớt lờ, không quan tâm là cách thông tin thiên lệch
có chủ ý.
Với cách
cổ suý kiểu ngược chiều nhằm gây sốc, gây tò mò, hóng hớt như vậy dễ tạo ra làn
sóng trên mạng xã hội, hướng lái theo “ý kiến lạ” của luật sư, cho rằng ông
Đinh La Thăng vô tội, còn tội lại thuộc về NHNN khi quyết định mua lại
OceanBank với giá 0 đồng! Đó là kiểu thông tin nguy hại.
Thứ hai, từ vụ án ở Ocean Bank cũng như vụ
án tại Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, đã có những suy luận cho rằng, ông
Đinh La Thăng chỉ là nạn nhân của thể chế. Với những kẽ hở luật pháp và các quy
định về quản lý kinh tế còn bất cập, những ý kiến này quy kết “cơ chế sinh tội
phạm”, cho rằng dù ông Thăng, ông Trịnh Xuân Thanh hay ai đi nữa, khi ngồi vào
vị trí đó, của cơ chế đó thì đều dễ mắc phải, vấn đề là có khui ra để xử lý
không?
Ở đây
cần thấy rằng: sự chồng chéo, bất cập trong cơ chế quản lý kinh tế của ta là
một thực tế khách quan.
Sự vận
hành của cơ chế còn nhiều lỏng lẻo có nguyên nhân từ cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng
yêu cầu đổi mới, kiến thiết đất nước và việc xây dựng thể chế kinh tế thị
trường định hướng XHCN ở nước ta là mô hình mới mẻ, vừa làm vừa tìm tòi, rút
kinh nghiệm. Nhưng không thể đổ lỗi hết cho cơ chế bởi như Bác Hồ nói, mọi sự
đều tại nhân, tại chính con người ta mà ra.
Cùng cơ
chế đó, có người làm tốt, có người lạm dụng, làm ẩu. Nếu quy kết cho cơ chế để
rồi tha bổng hết tội lỗi cho con người thì tạo ra tiền lệ xấu, anh trước tự
tung tự tác không bị xử lý thì người sau chẳng có lý do gì họ không đi theo vết
trượt ấy, khi đó sẽ là hậu hoạ diện rộng. Kỷ cương phép nước đưa hoạt động con
người vào khuôn khổ và việc xử lý cá nhân phạm vào vạch cấm là thiết chế XHCN
mà chúng ta đang xây dựng, tất phải làm. Xử nghiêm một cá nhân vi phạm dù người
đó từng là Uỷ viên Bộ Chính trị thì tính nghiêm minh, tính răn đe càng cao,
hiệu quả phòng ngừa chung càng lớn.
Thứ ba, nhiều ý kiến trên mạng xã hội chỉ trích
cách làm việc của toà, Viện Kiểm sát và cơ quan điều tra là “áp đặt, định
kiến”, cho rằng mất dân chủ, không đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bị
cáo, của luật sư.
Cho
rằng, một cán bộ từng là Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng, Bí thư Thành uỷ mà nay
“đứt gánh”, bị “đối xử tệ bạc”, bị xử ép như thế thì đối với dân thường biết
kêu ai, biết tìm đâu dân chủ? Từ đó, những ý kiến này quy kết đây là kiểu mô
hình xét xử “theo ý Đảng”, muốn có dân chủ, muốn có đổi mới thì phải cởi bỏ
những nút thắt trong tố tụng. Đó là phải “tam quyền phân lập” theo kiểu phương
Tây, phải đa nguyên, đa đảng!
Ở đây,
thiết nghĩ, vận dụng theo mô hình nào là căn cứ thực tiễn của từng thể chế,
điều kiện mỗi nước. Mô hình ở ta, dù không tam quyền phân lập nhưng hệ thống cơ
quan tư pháp được quy định rõ trong Hiến pháp với tính chất độc lập và thẩm
quyền quyết định thuộc về toà án.
Nghị
quyết số 49 năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp xác định:
“Cải cách tư pháp phải đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng, bảo đảm sự ổn
định chính trị, bản chất Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối
hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành
pháp, tư pháp”.
Trong
xét xử, chúng tôi thấy rằng còn nhiều vấn đề mà toà án cần tiếp tục đổi mới,
song không thể vì điều đó mà phê phán toà là không đúng. Cần thấy rằng, nguyên
tắc Đảng lãnh đạo là thống nhất, là xuyên suốt về đường hướng nhưng không thể
suy diễn Đảng lãnh đạo thì Đảng cũng “nhúng tay” can thiệp vào việc xét xử, vào
các bản án của toà. Suy diễn như vậy là lệch lạc và cổ suý cho quan điểm đó
cũng vô tình tiếp tay cho những kẻ lợi dụng chống phá nước ta.
Thứ tư, từ những phê phán, chỉ trích và
“lập luận ngược” xung quanh phiên toà xét xử ông Đinh La Thăng, một lần nữa,
không ít facebooker, blogger tiếp tục phê phán cuộc đấu tranh chống tham nhũng
của Đảng, Nhà nước ta. Những cụm từ như “viện cớ chống tham nhũng để triệt hạ
đồng chí”, “thanh trừng nội bộ”, “đánh rắn dập đầu”… xuất hiện trên nhiều bài
viết. Đáng nói, dưới những bài viết này được cổ suý hàng trăm comment, dùng
những câu từ ám chỉ người này, người kia “triệt hạ”, kể cả so sánh với cuộc
chiến “đả hổ diệt ruồi” ở Trung Quốc…
Cần lưu
ý rằng, những quan điểm, những bài viết trái khoáy nói trên đang diễn ra khá
nhiều trên facebook, blog, diễn đàn mạng, được một số cá nhân hướng lái. Với
tốc độ lan truyền, chia sẻ mạnh, nó đang tạo những luồng tư tưởng, suy nghĩ
tiêu cực, gây “tự diễn biến” trong nội bộ, ảnh hưởng lớn đến dư luận xã hội.
“Các thế
lực thù địch, phản động”, nhiều người nghĩ rằng khái niệm đó ở đâu xa xôi,
không liên quan tới mình. Xét về bản chất, chỉ những ai có âm mưu, hành động
chống lại Nhà nước CHXHCN Việt Nam thì mới bị coi là “thù địch, phản động”,
trong đó “phản động” phải là người Việt Nam có âm mưu, hành vi chống lại chính
đất nước, chống lại nhân dân, Tổ quốc của mình.
Còn bạn,
bạn thoải mái viết facebook bàn luận những vấn đề chính trị, xã hội với thái độ
“không thích xuôi, chỉ thích ngược”, dưới danh nghĩa quyền phản biện của công
dân thì bạn nghĩ rằng không phải chịu ràng buộc nào cả và cũng không có gì phải
phân tâm?
Bạn viết
kiểu ngược dòng càng nhiều, chỉ trích, đá xoáy các sự kiện chính trị, kinh tế,
xã hội càng nhiều, tỉ lệ thuận với số “còm men” hay “like” thì bạn càng nổi
tiếng?
Nhận
được cổ suý trên facebook càng lớn, bạn càng bay lên mây, ngộ nhận mình là
“thầy thiên hạ”, những bài viết, lời nói “phản biện” của mình có sức hút như
nam châm, ngỡ vậy là ghê gớm lắm, hệ quả là tự huyễn hoặc chính mình, tự ảo, tự
ngộ trên facebook…
Với cách
tiếp cận như vậy thì dù cái tâm của người viết facebook không chống đất nước,
không phải thù địch, phản động song chính nó đã tạo làn sóng phê phán, chỉ
trích trên mạng xã hội, gây “tự diễn biến” nguy hại. Từ phê phán một vụ việc,
một sự kiện, một con người đến phê phán, phỉ báng cơ quan, tổ chức và thể chế.
Những
“còm men” hưởng ứng, cổ suý dưới các bài viết của mình hay chia sẻ, lan truyền
trên mạng xã hội tạo ra những diễn biến tiêu cực trong tâm lý, tư tưởng người
đọc, người xem và là “mồi lửa” thích hợp để các thế lực thù địch, phản động lợi
dụng chống phá đất nước.
Theo Báo Công an
nhân dân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét