Nghệ
sĩ nhiếp ảnh Trần Mạnh Thường năm nay 83 tuổi nhưng vẫn nhanh nhẹn và
minh mẫn. Nói về cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc, ông bảo từ
lâu vẫn xem Cao Bằng như quê hương thứ hai của mình. Ở đó 40 năm trước
người nghệ sĩ này đã in dấu chân khắp nơi, xông pha vào nguy hiểm để
ghi lại những bức ảnh lịch sử của cuộc chiến bảo vệ biên giới.
Hai
bức ảnh xúc động của nghệ sĩ Trần Mạnh Thường.
Ông
Thường kể: Ông lên Cao Bằng từ tháng 10.1978. Lúc đó tại biên giới Việt
Nam – Trung Quốc có một số nơi xảy ra căng thẳng. Ban Tuyên giáo Trung
ương có chủ trương đưa văn nghệ sĩ về những nơi đó để vận động quần
chúng. Ông Thường được cử đến khu vực đồi Con Lợn (huyện Trùng
Khánh, Cao Bằng).
Tết
năm 1979, ông trở về Hà Nội đón Tết cùng vợ con. Ăn Tết xong ông
Thường trở lại Cao Bằng.
"Lúc
đó chúng tôi đi bằng máy bay loại nhỏ, bình thường mua được cả vé
khứ hồi nhưng lần này không thấy bán. Tôi có linh cảm có thể sắp có
biến động lớn. Chiều hôm đó, tôi không nghỉ lại nhà khách Giao Tế ở
Trung tâm thị xã (nay là thành phố) Cao Bằng như những lần trước mà
theo một chiếc xe u oát ngược lên phía Bắc. Đêm đó tôi nghỉ lại Phòng
Văn hóa ở thị trấn Nước Hai, Hòa An (cách thị xã 16 km)”, ông Thường
nhớ lại.
Nghệ
sĩ nhiếp ảnh Trần Mạnh Thường
Sáng
hôm sau khi vừa trở dậy ông Thường bỗng nghe thấy tiếng xe tăng
gầm rú, tiếng súng nổ dữ dội xé toang không gian yên tĩnh của
thị trấn miền biên giới. Đeo ba lô, đồ đạc lên người ông Thường
chạy tìm đến nơi đang có tiếng nổ ầm ầm. Đó là khu cầu Bản Sẩy
giáp ranh giữa xã Bế Triều và thị trấn Nước Hai.
“Trước
mắt tôi là cảnh tượng nhiều chiếc xe tăng của quân Trung Quốc (không
có bộ binh đi cùng) bị trúng đạn B41 của bộ đội ta. Chiếc đang bốc
cháy, chiếc đứt xích, chiếc lao xuống ruộng, có chiếc bị cháy còn
lao cả vào bụi tre... Tôi chạy tới gần những xe tăng vừa bị tiêu diệt
giơ máy ảnh bấm lia lịa. Sau này đếm lại thấy chụp được 8 chiếc,
trong đó có 1 chiếc bị bắt sống. Nếu đêm đó tôi nghỉ tại nhà khách
Giao Tế thì không có cơ hội có những bức ảnh thế này”, nghệ sĩ
Trần Mạnh Thường kể.
Sau
khi chụp ảnh xong những chiếc xe tăng bị tiêu diệt ở khu vực cầu
Bản Sẩy, ông nghe tin có đoàn xe tăng khác của quân Trung Quốc đang
tiến từ phía Đông Khê theo đường quốc lộ 4 ra thị xã Cao Bằng.
Chiếc
xe tăng của quân Trung Quốc bị quân ta bắt giữ tại khu vực cầu Bản
Sẩy, Hòa An Cao Bằng (ảnh Trần Mạnh Thường)
“Tôi
tranh thủ lấy mấy phong lương khô của địch để làm đồ ăn trên đường sau
đó cắm đầu, cắm cổ chạy bộ xuôi về phía thị xã (cách 15 km).
Khoảng hơn một tiếng tới nơi bộ đội ta đang giao tranh ác liệt với
đoàn xe tăng địch. Đó là khu vực đồi Nà Toòng”, ông Thường cho biết.
Thời
điểm đó có 3 chiếc xe tăng địch bị tiêu diệt, ông Thường chụp được 2
chiếc. Chiếc thứ 3 ông không chụp được vì lúc đó quân địch bắn dữ
dội quá
Sau
khi dời khu vực đồi Nà Toòng, ông Thường đi xuyên theo đường tắt ra
quốc lộ 3. Đến khu vực cầu Tài Hồ Sìn ông chụp được những bức ảnh
từng đoàn người dân đang chạy giặc (xuôi về Bắc Kạn, Thái Nguyên).
Trong những bức ảnh đó có bức mà bất cứ ai nhìn vào đều xót xa,
thương cảm cho những đứa trẻ ngơ ngác khi loạn lạc. Đó là bức ảnh
hai chị em địu nhau theo đoàn người chạy giặc. “Cả đoàn người mà
chẳng thấy cha mẹ hai cháu đâu, nhìn hai đứa trẻ ngơ ngác tôi giơ máy
lên bấm rồi lấy tay gạt nước mắt”, ông nói.
Sáng
hôm sau (18.2.1979), ông Thường đi bộ theo đường tắt từ Hòa An ra đèo
Mã Phục để vào Trùng Khánh (cách thị xã hơn 60km). Đến chân đèo ông
bỗng trông thấy cảnh hai cha con, cháu bé khoảng 4 -5 tuổi, đầu chít
khăn tang đang đắp mộ cho mẹ (mẹ bé bị quân Trung Quốc sát hại ngày
17.2.1979).
“Ngôi
mộ được đắp vội để còn chạy giặc. Giữa bốn bề hoang vắng, trên đầu
tiếng súng, tiếng pháo nổ chát chúa, chỉ có bóng dáng côi cút của
hai cha con, không có một người thân, quen nào ở bên. Tôi đã phải lau
nước mắt trước khi giơ máy ảnh lên”, ông Thường xúc động nhớ lại.
Quân Trung
Quốc tàn phá thị xã Cao Bằng (ảnh Trần Mạnh Thường).
Trong
những ngày khói lửa ác liệt ở mảnh đất Cao Bằng, dấu chân của nghệ
sĩ nhiếp ảnh Trần Mạnh Thường đã in khắp những nơi nóng bỏng nhất.
Ông bảo chủ yếu là đi bộ qua đường tắt, đường rừng để tránh nguy
hiểm. Có những đoạn đường vắng vẻ quá, cứ đi được khoảng vài km ông
lại rút khẩu K54 (được trang bị) ra bắn lên trời để chấn an mình.
“Nhiều hôm hết lương khô, đói phải vào rẫy của người dân để đào
sắn ăn sống, rồi ăn củ chuối”, ông Thường cho hay.
Khi
đang ở trong huyện Trùng Khánh, ông được lệnh quay trở ra tìm cách lên
huyện Hà Quảng đến khu vực hang Pác Bó để chụp lại cảnh cửa hang
bị quân Trung Quốc dùng bộc phá đánh sập.
Nhiều
ngôi chùa cũng bị quân Trung Quốc phá tan hoang (ảnh Trần Mạnh
Thường).
Những
ngày đi như con thoi đó, ông đã chụp hết 20 cuốn phim (mỗi cuốn 36
kiểu ảnh). Cảnh thị xã Cao Bằng bị tàn phá không còn một ngôi nhà,
cảnh bệnh viện, trường học, cầu cống, nhà dân bị phá hoại, cảnh
người dân bị sát hại... đều được ông chụp lại để vạch trần tội ác
quân xâm lược; sau đến cảnh chiến đấu anh dũng của quân và dân Cao
Bằng.
Ngày
24.2.1979, ông Thường về đến Ngân Sơn (Bắc Kạn) và gửi những bức ảnh
chụp được về Hà Nội. Sau đó báo Nhân dân, Quân đội nhân dân đã đăng
ảnh của ông về những chiếc xe tăng bị tiêu diệt và bắt sống. “Thời
điểm những ngày khói lửa đó, bên phía ta có độc nhất tôi là phóng
viên chiến trường. Bởi vì quân Trung Quốc đánh vu hồi, các anh em
phóng viên ở phía dưới xuôi không lên được. Còn tôi lên Cao Bằng trước
ngày xảy ra cuộc chiến”, ông Thường bảo.
Quân
và dân Cao Bằng phục kích quân xâm lược (ảnh Trần Mạnh Thường).
Vào
thời điểm sau ngày 17.2.1979, ông Dương Tường (Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng
lúc đó) có nói với một số người chuyện anh bộ đội nhặt được máy
ảnh ở khu vực Ngân Sơn. Anh bộ đội còn nói thấy có phóng viên chụp
ảnh nhưng sau không thấy nữa. “Ông Dương Tường và một số lãnh đạo
tỉnh nghĩ một là tôi đã bị bắt, hai là đã hy sinh. Sau khi gửi đến
Ngân Sơn để gửi phim về Hà Nội tôi trở lại thị xã Cao Bằng, lúc này
mọi người mới biết tôi còn sống”, nghệ sĩ Trần Mạnh Thường kể.
Trước
khi trở về Hà Nội, ông nghe tin các cơ quan chức năng tỉnh đang vớt
các thi thể người dân (43 người chủ yếu là phụ nữ và trẻ em) bị
quân Trung Quốc sát hại dã man rồi vứt xuống giếng, suối ở Tổng
Chúp, xã Hưng Đạo, TP. Cao Bằng. Ông đã dành chọn một ngày để tác
nghiệp ghi lại tội ác tày trời của quân xâm lược.
“Do tiếp xúc với thi
thể đã phân hủy nên khi trở về chiếc áo nato của tôi rất nặng mùi,
giặt cũng không hết nên đành bỏ đi. Ngày 15.3.1979, tôi về Hà Nội kết
thúc những ngày tác nghiệp trên mảnh đất biên viễn Cao Bằng”, ông nhớ
lại.
Theo Báo 24h
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét