Đặc sản Phặc Moong: Niềm tự hào của người Cao Bằng
Nhắc đến huyện Thạch An, người ta không thể không nhắc tới món bí với hương vị thơm mát đặc trưng. Bí Hương tiếng Tày gọi là Phặc Moong, có nghĩa là bí phấn - là đặc sản nổi tiếng của huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng.
Người miền núi Cao Bằng ăn đời ở kiếp với núi rừng linh thiêng .Núi rừng ban cho con người nơi đây không chỉ thiên nhiên hữu tình mà còn rất nhiều đặc sản thơm ngon và bí hương Thạch An là một trong những món quà tuyệt vời ấy.
Người dân ở đây không biết bí hương được trồng từ khi nào, chỉ biết rằng từ khi thành lập làng, bí đã được trồng ở đây. Rồi từ đời này qua đời khác, từ vụ này sang vụ khác, khi bí ra quả, người dân ở đây chọn những quả bí đầu tiên nhất trong giàn, những quả thon đều, đẹp, nặng tay, phủ nhiều phấn để làm giống.
Hiện nay Bí hương được gần 100 hộ dân người dân tộc Tày, Nùng thuộc 2 xóm Nà Sloỏng và Lũng Buốt, xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng trồng trên vùng đất có độ cao trung bình khoảng 800m so với mực nước biển với khí hậu mát mẻ quanh năm. Quả Bí hương Cao Bằng nhỏ, thon, dài khoảng 20-30cm, đường kính khoảng 10cm, vỏ cứng, thịt bí có màu xanh phớt, toàn bộ thân, hoa, lá có mùi thơm đặc trưng.
Khác với giống bí đao thông thường có hình dạng thuôn dài, vỏ mỏng, bí hương Thạch An có dáng quả thon nhỏ, vỏ dày và cứng, trọng lượng trung bình khoảng 1,5 – 2kg/quả, chiều dài trung bình của bí hương Thạch An khoảng 20 - 30 cm, đường kính khoảng 10-20 cm. Toàn bộ thân, hoa, lá và quả của bí hương đều có mùi thơm đặc trưng. Khi chế biến, bí đao thông thường có màu xanh thẫm, trong khi bí hương có màu xanh phớt, có độ dẻo và có mùi thơm đặc trưng có thể phân biệt bí hương Thạch An qua mùi vị và hình dáng bên ngoài.
Thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch khoảng 4 tháng sẽ được cắt vào buổi sáng, để cả cuống, được bọc báo cẩn thận và vận chuyển về nhà và xếp cẩn thận nơi thoáng mát. Đến thời điểm thu hoạch, bí có vỏ màu xanh đậm hoặc xanh phủ phấn trắng, thịt quả đặc, có màu xanh phớt.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy hàm lượng natri trong bí rất thấp nên có tác dụng trị liệu cho những người mắc các chứng bệnh như: Xơ cứng động mạch, tiểu đường, bệnh động mạch vành tim, viêm thận, phù thũng, bệnh cao huyết áp và béo phì.
Ngoài ra, bí hương còn được xem là một trong những loại thuốc có tác dụng chữa được nhiều bệnh như hen suyễn, ho gà, ngộ độc, ung thư họng, ung nhọt, thanh nhiệt làm mát ruột, giúp da đẹp, dáng thon.
Theo y học cổ truyền, bí vị ngọt nhạt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, giải nhiệt và làm tan đờm, làm mát ruột và hết khát, lợi tiểu, làm hết phù, giải độc và giảm béo. Thường được dùng để chữa các chứng bệnh lý hô hấp có ho và khạc đờm do nhiệt, bệnh đái đường, phù do bệnh thận, bệnh gan, phù khi mang thai…
Bí hương Thạch An có hương vị tinh tế, làm nên sức hút đầy lôi cuốn không thể chối từ đối với các du khách khi đến Thạch An, Cao Bằng. Mọi khó chịu mệt mỏi dường như được xóa tan khi được nhấp thử một miếng bí thanh mát.
Vườn bí xanh tại thị trấn Đông Khê, huyện Thạch An, Cao Bằng . Ảnh: An Anh
Gọi là bí hương vì bí có hương thoang thoảng của lúa non, có vị bùi, ngọt, dẻo dẻo của lúa nếp, có vị thanh mát, dịu dịu của suối nguồn mà ai ngửi rồi cứ muốn ngửi mãi, ai ăn thử rồi cứ muốn ăn thêm miếng nữa, khó lòng dứt ra được.Người dân ở đây không biết bí hương được trồng từ khi nào, chỉ biết rằng từ khi thành lập làng, bí đã được trồng ở đây. Rồi từ đời này qua đời khác, từ vụ này sang vụ khác, khi bí ra quả, người dân ở đây chọn những quả bí đầu tiên nhất trong giàn, những quả thon đều, đẹp, nặng tay, phủ nhiều phấn để làm giống.
Hiện nay Bí hương được gần 100 hộ dân người dân tộc Tày, Nùng thuộc 2 xóm Nà Sloỏng và Lũng Buốt, xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng trồng trên vùng đất có độ cao trung bình khoảng 800m so với mực nước biển với khí hậu mát mẻ quanh năm. Quả Bí hương Cao Bằng nhỏ, thon, dài khoảng 20-30cm, đường kính khoảng 10cm, vỏ cứng, thịt bí có màu xanh phớt, toàn bộ thân, hoa, lá có mùi thơm đặc trưng.
Khác với giống bí đao thông thường có hình dạng thuôn dài, vỏ mỏng, bí hương Thạch An có dáng quả thon nhỏ, vỏ dày và cứng, trọng lượng trung bình khoảng 1,5 – 2kg/quả, chiều dài trung bình của bí hương Thạch An khoảng 20 - 30 cm, đường kính khoảng 10-20 cm. Toàn bộ thân, hoa, lá và quả của bí hương đều có mùi thơm đặc trưng. Khi chế biến, bí đao thông thường có màu xanh thẫm, trong khi bí hương có màu xanh phớt, có độ dẻo và có mùi thơm đặc trưng có thể phân biệt bí hương Thạch An qua mùi vị và hình dáng bên ngoài.
Thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch khoảng 4 tháng sẽ được cắt vào buổi sáng, để cả cuống, được bọc báo cẩn thận và vận chuyển về nhà và xếp cẩn thận nơi thoáng mát. Đến thời điểm thu hoạch, bí có vỏ màu xanh đậm hoặc xanh phủ phấn trắng, thịt quả đặc, có màu xanh phớt.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy hàm lượng natri trong bí rất thấp nên có tác dụng trị liệu cho những người mắc các chứng bệnh như: Xơ cứng động mạch, tiểu đường, bệnh động mạch vành tim, viêm thận, phù thũng, bệnh cao huyết áp và béo phì.
Ngoài ra, bí hương còn được xem là một trong những loại thuốc có tác dụng chữa được nhiều bệnh như hen suyễn, ho gà, ngộ độc, ung thư họng, ung nhọt, thanh nhiệt làm mát ruột, giúp da đẹp, dáng thon.
Theo y học cổ truyền, bí vị ngọt nhạt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, giải nhiệt và làm tan đờm, làm mát ruột và hết khát, lợi tiểu, làm hết phù, giải độc và giảm béo. Thường được dùng để chữa các chứng bệnh lý hô hấp có ho và khạc đờm do nhiệt, bệnh đái đường, phù do bệnh thận, bệnh gan, phù khi mang thai…
Bí hương Thạch An có hương vị tinh tế, làm nên sức hút đầy lôi cuốn không thể chối từ đối với các du khách khi đến Thạch An, Cao Bằng. Mọi khó chịu mệt mỏi dường như được xóa tan khi được nhấp thử một miếng bí thanh mát.
Theo Thanh Tuyền (TTXTTMNNHN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét