LTS: Gần 30 năm đã qua nhưng cuộc tấn công và chiếm đóng trái phép đảo Gạc Ma – thuộc chủ quyền Việt Nam của Hải quân Trung Quốc, làm một
số chiến sỹ đang
thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Việt Nam trên đảo Gạc Ma hy sinh vẫn còn đó những ký ức đau thương nhưng rất đỗi tự hào…
Khoảng
đầu năm 1988 Trung Quốc
tiến hành điều một số tàu tới tiếp cận một số bãi đá trên quần đảo Trường Sa,
đồng thời chiếm giữ
trái phép một
số đảo và bãi cạn thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đến tháng 3/1988, số tàu hoạt động thường xuyên của Hải quân Trung Quốc
tại Trường Sa tăng lên đến 12 tàu chiến.
Nhằm khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại
Trường Sa, Việt Nam cử các tàu HQ 505; HQ 604; HQ 605 của Lữ đoàn 125 phối hợp
với các chiến sĩ công binh thuộc Trung đoàn 83; Lữ đoàn 146 tiến hành
ra nhóm đảo chìm Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao để khẳng định chủ quyền,
quyết tâm bảo vệ đảo của Việt Nam.
6 giờ, ngày 14/3/1988,
tàu Trung Quốc thả 3 thuyền đưa 40 tên lính đổ bộ lên đảo giật cờ của Vệt Nam.
Lập tức, Thiếu úy Trần Văn Phương, Hạ sỹ Nguyễn Văn Lanh cùng đồng đội dũng cảm
giành lại lá cờ tổ quốc. Không dừng ở đó, lính Trung Quốc đã nổ súng bắn
vào bộ đội ta, làm Thiếu úy Trần Văn Phương hy sinh tại chỗ, Hạ sĩ Nguyễn Văn
Lanh bị thương nặng. Mặc dù bị đối phương uy hiếp và nổ súng tấn công, nhưng
bộ đội ta vẫn kiên cường đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
7 giờ 30 phút ngày
14/3/1988, hai tàu Trung Quốc tiến hành bắn pháo 100 ly gây hỏng nặng tàu 604
của ta. Tàu Trung Quốc tiếp tục nã pháo dồn dập làm HQ604 bị hư hỏng nặng và
chìm dần . Một số cán bộ, chiến sỹ như: Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ; Phó
Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146 Trần Đức Thông đã anh dũng hy sinh ở khu vực đảo Gạc
Ma.
Sự hi
sinh anh dũng của cán bộ, chiến sĩ trên đảo Gạc Ma vẫn còn đó,
Đảng, Nhà nước và nhân dân không bao giờ quên sự hi sinh của các anh,
hài cốt của một số đồng chí hiện giờ vẫn chưa thể về với đất mẹ
yêu thương mà còn nằm lại nơi biển xanh, lạnh lẽo, hiu quạnh…. Toàn
thể nhân dân Việt Nam càng không thể nào quên sự ngang ngược, dã man
của Trung Quốc vào ngày 14/3 năm đó. Minh chứng hùng hồn nhất chính
là bài phát biểu của Đại tướng Lê Đức Anh – Ủy viên Bộ Chính trị,
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu tại Trường Sa. Đây được coi như
một “ LỜI THỀ GIỮ BIỂN” của toàn thể quân và dân ta đối với anh linh
những người đã ngã xuống vì chủ quyền, biển đảo quê hương.
"Đảo Trường Sa,
ngày 7/5/1988
“Hôm nay nhân kỷ niệm ngày thành lập Hải quân Nhân Dân Việt
Nam,…Chúng ta xin thề trước hương hồn của Tổ tiên ta, trước hương hồn
của các cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ Quốc, xin hứa với đồng
bào cả nước, xin nhắn nhủ với các thế hệ mai sau: Quyết tâm bảo vệ
bằng được Tổ Quốc thân yêu của chúng ta, bảo vệ bằng được Quần đảo
Trường Sa- một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ Quốc
thân yêu của chúng ta !”- xin thề ! xin thề ! xin thề !"
Lời thề thiêng
liêng vẫn còn đó, không chỉ dừng lại ở lời nói mà còn cả những
hành động thiết thực, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng củng cố
và hoàn thiện lực lượng Hải quân ngày càng chính quy, tinh nhuệ, hiện
đại, đáp ứng yêu cầu bảo vệ chủ quyền biển đảo trong tình hình
mới.
Vậy mà thời gian gần đây, trên các trang mạng xã hội, một số
blog của một số người tự nhận mình là “ nhà cải cách”; “nhà dân
chủ cấp tiến” xuất hiện thông tin rằng mất Gạc Ma là do "Không dám nổ
súng" và Nhà nước "bưng bít chuyện mất đảo".
Qua các tài liệu lịch
sử thực tế, các bài phát biểu các đồng chí cấp cao của Đảng, Nhà
nước Việt Nam đã cho thấy rằng: không có chuyện “mất Gạc Ma do lính ta không dám nổ súng, vì một ông lãnh đạo cao
cấp đã ra lệnh không được nổ súng trong bất kỳ trường hợp nào”, càng không có
chuyện “nhà nước bưng bít vụ 14/3/1988”. Cần phải hiểu rằng, nguyên tắc ứng xử của
ta trước các hành động gây hấn của Trung Quốc từ trước đến nay là “bình tĩnh,
kiên quyết, khôn khéo xử lý, không nổ súng trước, không mắc mưu khiêu khích của
đối phương”. Chủ trương “Không nổ súng trước” đã bị ai đó xàm ngôn, lập lờ
cố tình đổi thành “không được nổ súng”. Và nếu cho rằng Nhà nước bưng bít vụ 14/3/1988 thì
chắc hẳn những thông tin về sự việc này đã không thể dễ dàng được tìm kiếm trên
mạng internet, trong các thư viện hay trên các số báo ra trong nửa sau tháng
3/1988 và tháng 4, tháng 5/1988.
"Không dám nổ súng" hay "bưng bít chuyện mất đảo" chỉ
là luận điệu xuyên tạc nhằm gây mất đoàn kết, chia rẽ khối đại đoàn kết
dân tộc, gây mất lòng tin của quần chúng nhân dân với Đảng, Nhà nước
Việt Nam của những kẻ hèn nhát, cơ hội, được sự cổ xúy của một số
đối tượng chống đối trong và ngoài nước, chúng chính là những kẻ
khoác lớp vỏ "yêu nước" để mưu đồ mục đích chính trị cá nhân hòng
làm mất ổn định nền hòa bình của Việt Nam tạo tiền đề để tiến
hành các cuộc tuần hành, biểu tình mang màu sắc chính trị cực đoan
theo hơi hướng của các cuộc cách mạng màu đã và đang diễn ra ở một
số khu vực trên thế giới.
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét