“Nàng ới” nguyên là lượn của người Nùng Si Kít. Si Kít gọi theo tiếng địa phương chỉ địa danh châu Tứ Kết xưa, nay thuộc huyện Nà Po, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), giáp với các huyện: Hà Quảng, Thông Nông, Bảo Lạc, Cao Bằng (Việt Nam). Người Nùng gọi loại dân ca cao giọng xướng của mình là Sli.
Nam, nữ dân tộc Tày hát giao duyên. |
Gọi lượn Nàng ới chứ không gọi sli Nàng ới là do không những người Nùng mà cả người Tày đều lượn. Lượn này không chỉ có ở ba huyện miền Tây Cao Bằng mà còn có ở dải phía nam Ngân Sơn, Ba Bể (Bắc Kạn)…
Ca từ Nàng ới gồm hai câu bảy từ. Từ cuối của câu đầu vần bằng gieo vần vào từ thứ tư, năm của câu sau và từ cuối câu kết bằng vần trắc. Nhiều câu của lượn cọi và nói giọng Rọi của người Tày có kết cấu tương tự.
Ví dụ: Slương căn pẳn khẩu coóc nhằng thư/Bấu slương căn pẳn khẩu nua nhằng slán (Thương nhau vắt thóc trở thành viên/Chẳng thương vắt xôi mền vữa nát).
Gọi là lượn Nàng ới vì cất giọng có câu mở đầu “Nàng à ới…” và kết thúc có vĩ thanh kéo dài một đoạn “Nàng à ne…”. Thực ra, người con trai hát mở đầu và kết thúc như vậy có nghĩa là: Này em rằng, này em ơi. Còn con gái hát thì: Làng à ới…, làng à ne... Người nghe lẫn lộn, không phân biệt "làng" và "nàng" nên quen gọi là lượn Nàng ới.
Do kết hợp hai tính chất cô đọng của dân ca Nùng và sự mượt mà của dân ca Tày, lượn Nàng ới có giai điệu đẹp, uyển chuyển, tiết tấu mạch lạc nên nhiều nhạc sỹ hiện đại đã chú ý khai thác. Ở vùng Hà Quảng, giai điệu Nàng ới trầm bổng uốn lượn nhịp nhàng tựa dòng suối ven chân đồi. Vùng núi trùng điệp huyện Bảo Lạc giai điệu lên xuống gấp khúc, có những dấu lặng đột ngột, rồi vút lên cao. Người lượn linh động biến thể làm câu lượn tuy khác thường song vẫn êm ái xuôi tai. Lượn Nàng ới hát đơn, người hát trước gọi là người hát dẫn đường, nội dung câu hát có tính chất hỏi, người hát sau lặp lại câu trên ở phần đầu, còn sau thay đổi đi vài từ có tính chất trả lời. Song, có khi người hát một mình mà không có đối phương đáp lại như phần lượn mời, lượn mừng, lượn than thân, lượn xuống chợ…
Cũng như các loại hát dân ca khác trong vùng, nội dung của lượn Nàng ới thường theo các trình tự: Phần mở đầu, gồm các bài lượn chào mời, thăm hỏi; phần thứ hai là hát mừng, ca ngợi bản làng, nhà cửa, con người, tình cảm yêu thương, lượn tích, lượn đố; phần cuối là các bài tiễn biệt, thề nguyền… Lượn Nàng ới diễn ra dưới hình thức hát đáp đối giữa hai bên nam và nữ, đại diện hai phía chủ và khách. Thời gian tổ chức thường vào ban đêm sau khi khách ăn cơm tối xong và kết thúc vào mờ sáng hôm sau, cũng có thể cuộc lượn kéo dài sang đêm thứ hai, thứ ba hoặc lâu hơn. Những cặp lượn như vậy thường trở thành bạn lượn hoặc đi đến kết duyên.
Cũng như các loại hát dân ca khác trong vùng, nội dung của lượn Nàng ới thường theo các trình tự: Phần mở đầu, gồm các bài lượn chào mời, thăm hỏi; phần thứ hai là hát mừng, ca ngợi bản làng, nhà cửa, con người, tình cảm yêu thương, lượn tích, lượn đố; phần cuối là các bài tiễn biệt, thề nguyền… Lượn Nàng ới diễn ra dưới hình thức hát đáp đối giữa hai bên nam và nữ, đại diện hai phía chủ và khách. Thời gian tổ chức thường vào ban đêm sau khi khách ăn cơm tối xong và kết thúc vào mờ sáng hôm sau, cũng có thể cuộc lượn kéo dài sang đêm thứ hai, thứ ba hoặc lâu hơn. Những cặp lượn như vậy thường trở thành bạn lượn hoặc đi đến kết duyên.
Trình tự hát ban đầu từ phía chủ (nam) hát lượn chào, lượn mời; phần lượn này trần thuật lại khung cảnh, lý do mời khách hát lượn: Hôm nay trời không mưa không nắng/ Kìa ai giương ô trắng đi qua/Kìa ai giương ô hoa vào bản/Vào bản anh xin hỏi/Đến mường anh xin hát/Biết hát cất cùng anh vài lời/Ra đi gặp lại người chào dễ...
Sau phần lượn mời, lượn chào, làm quen, khách và chủ chuyển sang mục lượn mừng, mừng nhà, mừng làng bản, lượn hoa, lượn tình cảm, lượn xuống chợ… Ở phần lượn này phần lớn là giãi bày tâm sự, tha thiết với tình yêu đôi lứa: Anh yêu em nhiều nhiều/ Cũng đành liều để sống/ Cơm ăn đôi đũa chống nhìn mâm/Đêm nằm đôi gối suông đâu ngủ/Nước mắt ứa ai hay/Nỗi niềm này ai biết/Nhớ người, người xa lắc/Để lòng anh như thắt mông lung. Ca ngợi tình yêu lứa đôi, họ sẵn sàng vượt mọi trở ngại đến với nhau: Tình ta em tình ta/Tình ta nặng như núi đá/Chớ để tình lỡ làng người chê/Đôi ta cùng nguyện thề sâu sắc/Trao kết nhau thấy mặt ngàn năm/Làm sao được cùng ăn cùng ở/Cùng ở đến cạn tình/Cùng ăn đến cạn số/Mấy khi đâu ta nấu cơm chung/Ba ngày chết tận cùng chẳng oán.
Phần hát chia tay, từ biệt là những câu lượn da diết: Rời em mỏi chân tay/Lên nhà tựa vách tay chống má/Xa em thấy cả bóng trong gương/Hình dáng ấy mà thương không tới/Xa em tim buốt dừng/Kiếm đâu vóc dáng cùng giống em.
Ngoài giai điệu mượt mà, trong sáng, lượn Nàng ới còn thể hiện nghệ thuật sử dụng ngôn từ giàu chất thơ, giàu hình ảnh với cách nói so sánh ví von, ẩn dụ, ngoa dụ để thể hiện tình cảm con người: Đêm mốt anh mơ hay/Mơ đốt cháy mặt nước/Cháy cạn nước đến sỏi/Lửa cháy doi lá chuối/Lửa cháy suối lá dong... Khi bày tỏ nỗi nhớ người yêu, dùng cách nói ví von: Nhớ em nước mắt tuôn lã chã/Nước mắt vã như mưa/Như cơn mưa tháng Năm/Mưa tháng Năm còn nhẹ/Nước mắt anh nặng lắm/Ngày đêm chỉ ngóng thấy mặt em. Hoặc: Nhớ em anh chết ngập như ngọn mía/Chết vàng như ngọn chanh/Vọng nàng như cá cờ vọng nước…
Qua nghệ thuật hát lượn Nàng ới dân ca giao duyên của người Nùng Sí Kít, sự sáng tạo tài tình của các tác giả dân gian đã tạo ra những âm điệu, áng thơ ca tuyệt hủ, thể hiện các cung bậc của tâm hồn. Những lời ca đó như mạch suối ngầm ngàn năm nuôi dưỡng tâm hồn người dân cần cù lao động, lạc quan yêu đời.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét