Tai nạn thảm khốc đã
xảy ra vào chiều tối 18/3 trên đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ khi xe cứu hỏa
đi ngược chiều, đâm đối đầu với một xe khách gần trạm thu phí Thường Tín (xã
Văn Bình, huyện Thường Tín). Nguyên nhân ban đầu
xảy ra tai nạn là do trời mưa to và trời tối nhanh có thể làm ảnh hưởng đến tầm
nhìn của tài xế. Ngoài ra, do tài xế không làm chủ tốc độ, không giữ khoảng
cách an toàn nên dẫn tới tai nạn.
Vụ tai nạn gây ùn tắc giao thông kéo
dài trên tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ gây bức xúc cho người tham gia giao thông
Giải thích về việc
này, đại diện đơn vị quản lý tuyến đường cao tốc cho hay, các vụ TNGT trên đều
xảy ra ở khu vực giữa tuyến, cách xa trạm thu giá, vì vậy đơn vị không thực
hiện xả trạm.
Cũng theo đại diện
đơn vị này, lực lượng cứu hộ cứu nạn, có mặt kịp thời tham gia cứu chữa người
bị nạn, phân luồng giao thông, bảo vệ tài sản và hiện trường, thu dọn hiện
trường và giải quyết hậu quả TNGT đến hồi 23h15 mới xong.
Đề cập tới vấn đề lực
lượng Cảnh sát giao thông không phân luồng, điều tiết giao thông từ xa là một
trong những nguyên nhân khiến cho ùn tắc trên tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ càng
thêm nghiêm trọng, đại diện Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết do TNGT
liên tiếp xảy ra nên lực lượng phải căng mình giải quyết các vụ việc. Cục CSGT
đang yêu cầu báo cáo chi tiết về tình hình trật tự an toàn giao thông trên
tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ ngày 18/3.
Sự việc này cũng đã gây ra
rất nhiều tranh luận; nhiều người cho rằng xe cứu hỏa không được phép đi ngược
chiều trên cao tốc… Điều này có đúng không?
Những hình ảnh kinh hoàng về hiện trường vụ tai
nạn
Đã có khá nhiều bình
luận cho rằng cần nghiêm trị hành vi đi ngược chiều trên cao tốc của chiếc xe
cứu hoả, thậm chí, nhiều câu nói tỏ thái độ cực kì gay gắt với sự việc này. Tuy
nhiên, cần khẳng định lại một lần nữa, việc chiếc xe cứu nạn, cứu hộ của Cảnh
sát PC&CC TP Hà Nội mang biển kiểm soát 29A-02307 đi ngược chiều trên cao
tốc là hoàn toàn đúng luật.
Tại điều Điều 22 Luật
Giao thông đường bộ 2008 quy định rõ về Quyền ưu tiên của một số loại xe, cụ
thể như sau:
1. Những xe sau đây
được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào
tới theo thứ tự:
a) Xe chữa cháy đi
làm nhiệm vụ;
b) Xe quân sự, xe
công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;
c) Xe cứu thương đang
thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;
d) Xe hộ đê, xe đi
làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong
tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
đ) Đoàn xe tang.
2. Xe quy định tại
các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu
còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường
ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ
phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.
Chính phủ quy định cụ
thể tín hiệu của xe được quyền ưu tiên.
3. Khi có tín hiệu
của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc
độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây
cản trở xe được quyền ưu tiên.
Như vậy, trong tai
nạn xảy ra trên đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ xảy ra tối hôm qua, việc xe
cứu hoả đi vào đường ngược chiều trên cao tốc là hoàn toàn được phép theo Luật
Giao thông đường bộ.
Trong khi đó, trong
Nghị định 46/2017/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông, lái xe bị xử phạt từ 2 đến 3 triệu đồng đối với đối với hành vi: Không
nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên
đi làm nhiệm vụ (Điều 5 khoảng 6 điểm d); ngoài ra, người điều khiển phương
tiện còn bị áp dụng hành thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép
lái xe từ 1 đến 3 tháng (Điều 5 khoản 12 điểm b).
PVCBĐB tổng hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét